Leader talk

Bốn mũi nhọn cần cải tổ để du lịch biển Việt Nam đột phá

Nguyễn Văn Mỹ* Chủ nhật, 19/08/2018 - 09:00

Du lịch biển Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập, từ quy hoạch đến quản lý, dự báo đến thực hiện, cả cấp vĩ mô lẫn vi mô

Du lịch biển Việt Nam còn nhiều việc phải làm nếu muốn trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn

Việt Nam có 3.444 km bờ biển với hàng ngàn đảo lớn nhỏ. Chiều dài bờ biển của hai nước đầu bảng du lịch Asean: Thái Lan là 3.210 km và Malaysia là 4.675 km. Chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng ước tính, du lịch biển Việt Nam chiếm hơn 70% cả lượng khách lẫn doanh thu của toàn ngành trong cả nước. Tỉ trọng du lịch của các nước phát triển và có biển thường không chiếm quá ½, tạo nên đôi cánh bền vững.

Du lịch Việt Nam ngược lại, chỉ đi bằng một chân nên khập khiễng. Dù áp đảo so với các loại hình khác, du lịch biển Việt Nam bộc lộ nhiều bất cập, từ quy hoạch đến quản lý, từ dự báo đến thực hiện, cả cấp vĩ mô lẫn vi mô. Dẫu rằng, hầu như các điểm nhấn ấn tượng về du lịch Việt Nam đều trên các đảo hoặc ven biển với những công trình tầm cỡ khu vực.

Các địa phương đang phải trả giá cho việc khôi phục hiện trạng để phát triển

Không riêng gì du lịch mà các ngành khác của Việt Nam đều thiếu qui hoạch tổng thể, phổ biến là tư duy nhiệm kỳ, qui hoạch kiểu mì ăn liền nên liên tục phải điều chỉnh. Hội chứng mặt tiền từ đường bộ lan qua mặt tiền bãi biển như đặc thù kinh doanh của du lịch Việt Nam. Mặt tiền biển bị chia cắt hoặc bị chiếm đoạt bởi các dự án, bít hết cả lối đi và bãi tắm của cộng đồng. Ngoài việc cấp phép tùy tiện, không ít cán bộ còn bảo kê và chống lưng cho việc chiếm dụng.

Cũng như vỉa hè, mặt tiền bãi biển là không gian công cộng. Tất cả công trình chỉ được xây dựng phía đối diện của những con đường sát bãi biển. Việc tự phát và cả được cấp phép sử dụng mặt tiền bãi biển đã để lại nhiều hậu quả khó khăn. Phải hết sức vất vả và tốn kém để giải phóng mặt bằng. 

Các địa phương đều phải trả giá cho việc khôi phục hiện trạng để phát triển. Hình ảnh tương phản của những khách sạn cao cấp bên cạnh những nhà nghỉ bình dân ở Vũng Tàu là minh chứng. Ở Đà Nẵng, chính quyền còn phải năn nỉ, thuyết phục doanh nghiệp mở lối đi, nhượng lại quyền sử dụng bãi biển cho cộng đồng, mà trước đó, nhà nước đã lỡ “bán”.

Hàng loạt cao ốc khách sạn ồ ạt chiếm hết không gian đường Trần Phú (Nha Trang), che khuất tầm nhìn và hướng gió, tạo cảm giác ngột ngạt bởi xi măng hóa. Tâm lý du khách khi du lịch biển là thưởng ngoạn không gian thoáng đãng, là gió biển, khí trời; chứ không phải những bức tường tù túng. 

Thủ đô resort ở Hàm Tiến (Phan Thiết) toàn vừa và nhỏ, không phải là sự lựa chọn của các đoàn khách du lịch MICE năm bảy trăm khách trở lên. Chất lượng dịch vụ và tinh thần phục vụ chưa tương đồng, đặc biệt, sự thiếu liên kết là trở ngại rất lớn của du lịch biển Việt Nam.

Du lịch biển Việt Nam còn bị trói tay buộc chân bởi sự ô nhiễm môi trường. Rác thải và nước thải là bài toán chưa có đáp số mà sự cố Formosa ở Hà Tĩnh là điển hình. Từ quần đảo Bà Lụa hoang sơ, khách nhìn về Hà Tiên sững sững ống khói nhà máy xi măng là mất hứng, dù khoảng cách hàng chục km. 

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân mới vận hành đã đe dọa bãi biển Cổ Thạch, cả vùng biển Tuy Phong và cù lao Câu - khu bảo tồn sinh vật biển, điểm du lịch nổi tiếng của Bình Thuận. Nhà máy đóng tàu Huyndai (khánh Hòa) từng là nỗi ám ảnh của du lịch đầm Nha Phu…

Rác và nước thải các khu dân cư ven biển; của các tàu thuyền ra vào bến cứ vô tư đổ ra biển. Các khu công nghiệp đang hoạt động ven biển và nhiều dự án khai thác, sản xuất ven biển đang chờ phê duyệt. Biển Việt Nam đang ngộp thở, môi trường biển Việt Nam đang báo động đỏ và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mặc các nhà hoạt động bảo vệ môi trường kêu gào, các nhà khoa học lên tiếng và người dân thỉnh cầu, biển Việt Nam vẫn từng ngày từng giờ bị xâm hại.

Bốn mũi nhọn cần tập trung cải tổ

Du lịch biển Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, cần việc ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng rừng và nông thôn để du lịch Việt Nam vững vàng bằng hai chân và chạy đua với thiên hạ. 

Đáng chú ý là du lịch Lào, người anh em láng giềng, dù không có biển nhưng năm 2017 đón được 4.200.000 lượt khách quốc tế. So với dân số 7.500.000 người, bình quân mỗi người Lào, đón được 0,56 khách nước ngoài. Tỉ lệ này của Việt Nam là 0,14 (13 triệu lượt khách/94 triệu dân). 

Bốn mũi nhọn cần cải tổ để du lịch biển Việt Nam đột phá
Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours

Để du lịch biển Việt Nam phát triển xứng tầm, có mấy việc cần phải làm:

Một là, cải thiện ngay thái độ và tinh thần phục vụ: Lấy nụ cười niềm nở và cách hành xử thân thiện để cạnh tranh với các nước trong khu vực, cách làm đơn giản, ai cũng có thể thực hiện, lại không tốn tiến. Người Việt nổi tiếng là hiếu khách và thân thiện, nỡ nào để những người làm dịch vụ, cả nhà nước lẫn tư nhân cau có, hoạch họe hoặc nhũng nhiễu, mang tiếng xấu cho cả dân tộc. Việc nhỏ này không làm được thì đừng mong làm chuyện lớn. 

Hai là, dành kinh phí của các lễ hội hoành tráng, các lễ kỷ niệm tưng bừng, các cổng chào và tượng đài bề thế cùng nhiều hoạt động tốn kém (tốn tiền, kém kiệu quả) đặc biệt là tinh giảm bộ máy hành chính (hành là chính) khổng lồ hiện nay để nâng cấp chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Những việc làm này, trước hết là để phục vụ cho nhân dân, đồng thời để phát triển du lịch.

Ba là, thực hiện nghiêm túc Luật Môi trường, kiên quyết buộc các cơ sở vi phạm phải thay đổi hoặc đóng của, đây là tử huyệt của du lịch biển Việt Nam. Sau nhiều thập niên tăng trưởng ấn tượng, các quốc gia phát triển, đều chọn giải pháp tăng trưởng chậm lại, xuất khẩu công nghiệp, tăng cường dịch vụ. Phải chọn lựa thép và các sản phẩm công nghiệp hoặc môi trường, chọn cả hai là ngụy biện. Các nước chọn môi trường vì mất môi trường là mất tất cả.

Bốn là, có bản đồ qui hoạch tổng thể và chi tiết của du lịch biển đảo Việt Nam. Bản đồ tổng thể gồm các số liệu cụ thể về diện tích, địa chất, thổ nhưỡng, khí hậu, dân cư, văn hóa… và những khuyến cáo cần thiết của từng vùng ven biển, sử dụng lâu dài. 

Định kỳ 5 - 10 năm có cập nhật số liệu, đây là cơ sở dữ liệu, cung cấp cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào những vùng ven biển cụ thể; không để các nhà đầu tư phải vất vả tìm thông tin, dự báo theo cảm tính.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả: Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours

Tư duy 'mặt tiền' đã làm hỏng các khu du lịch biển Việt Nam

Tư duy 'mặt tiền' đã làm hỏng các khu du lịch biển Việt Nam

Leader talk -  6 năm
Xô bồ, nhếch nhác, hối hả, vội vã, chụp giựt và tràn ngập rác là chuyện thường thấy ở các điểm du lịch biển Việt Nam.
Tư duy 'mặt tiền' đã làm hỏng các khu du lịch biển Việt Nam

Tư duy 'mặt tiền' đã làm hỏng các khu du lịch biển Việt Nam

Leader talk -  6 năm
Xô bồ, nhếch nhác, hối hả, vội vã, chụp giựt và tràn ngập rác là chuyện thường thấy ở các điểm du lịch biển Việt Nam.
Tập đoàn CEO dồn sức đầu tư bất động sản du lịch biển

Tập đoàn CEO dồn sức đầu tư bất động sản du lịch biển

Leader talk -  6 năm

Từ những dự án bất động sản nhà ở và văn phòng cho thuê đầu tiên tại Hà Nội, Tập đoàn CEO đã nhanh chóng mở rộng đầu tư bất động sản du lịch ở các địa phương ven biển như Phú Quốc, Nha Trang và Vân Đồn. Ông Trần Đạo Đức, Phó tổng giám đốc chia sẻ thêm về trụ cột kinh doanh này của Tập đoàn.

Diễn đàn bất động sản du lịch biển Việt Nam 2018 - “Quản trị đầu tư và kinh doanh hiệu quả”

Diễn đàn bất động sản du lịch biển Việt Nam 2018 - “Quản trị đầu tư và kinh doanh hiệu quả”

Bất động sản -  6 năm

Quản trị hoạt động đầu tư phù hợp các quy hoạch phát triển chung, vận hành và kinh doanh hiệu quả, khai thác tối đa lợi thế theo hướng phát triển bền vững đối với các dự án bất động sản du lịch biển ở Việt Nam, là những vấn đề đang nhận được quan tâm lớn của cộng đồng cùng các cơ quan quản lý, chuyên gia và nhà đầu tư.

Bùng nổ bất động sản du lịch biển: Thách thức đan xen cơ hội

Bùng nổ bất động sản du lịch biển: Thách thức đan xen cơ hội

Bất động sản -  6 năm

Không chỉ bùng nổ ở những địa danh du lịch nổi tiếng, bất động sản nghỉ dưỡng còn đang len lỏi vào bất cứ những khu vực nào có bãi biển đẹp.

Phát triển du lịch biển, đảo còn manh mún và tự phát

Phát triển du lịch biển, đảo còn manh mún và tự phát

Tiêu điểm -  7 năm

Du lịch biển, đảo là tiềm năng và thế mạnh của nhiều quốc gia trong phát triển ngành công nghiệp không khói. Tuy nhiên, để khai thác nguồn tài nguyên này bền vững cần có sự đầu tư về nguồn nhân lực, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và khai thác hiệu quả dịch vụ du lịch giải trí trên biển.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".