Tiêu điểm
BUV đầu tư thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên
Tổng mức đầu tư của BUV vào Hưng Yên có thể lên tới 165 triệu USD, khi đơn vị này mở rộng giai đoạn ba, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên.
Chiến lược đầu tư của BUV
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) đã đưa vào hoạt động giai đoạn hai của học xá tại khu đô thị Ecopark, với tổng diện tích sàn 16.300m2, gồm trung tâm sinh viên, khu ẩm thực, và hơn 100 phòng học, phòng chức năng.
BUV cho biết, giai đoạn hai của học xá được khởi công xây dựng từ tháng 8/2022, với vốn đầu tư lên tới 33 triệu USD. Trước đó, giai đoạn một của học xá cũng được BUV đầu tư tới 52 triệu USD đạt chuẩn 5 sao QS quốc tế, đáp ứng nhu cầu của 5.500 sinh viên Việt Nam và trên thế giới.
Không dừng lại ở đó, đến năm 2028, BUV kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng giai đoạn ba, nâng khả năng giảng dạy lên 10.000 sinh viên, với tổng mức đầu tư dự kiến đạt 165 triệu USD. Đồng nghĩa, tổ chức giáo dục này sẽ rót thêm ít nhất 80 triệu USD vào Hưng Yên trong ba năm tới.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Anh tại Việt Nam, ông Iain Frew tin tưởng: "Sự mở rộng này không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn củng cố mối quan hệ sâu sắc và ngày càng phát triển giữa Vương quốc Anh và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục".
"Điều này không chỉ là sự công nhận chất lượng danh giá của Đại học Anh quốc Việt Nam, mà còn củng cố vị thế tiên phong cung cấp chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới của trường tại Việt Nam", ông Iain Frew nói thêm.
Bên cạnh việc gia tăng đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo, phía BUV còn đặc biệt quan tâm tới yếu tố "phát triển bền vững", khi đạt được chứng nhận EDGE Advanced cho giai đoạn hai, tiếp nối chứng nhận giai đoạn một vào tháng 11/2024.
EDGE được biết đến là chứng nhận xây dựng xanh quốc tế do IFC - thành viên của tổ chức Ngân hàng Thế giới - phát triển.
Trong đó, tỷ lệ diện tích xây dựng trên diện tích cảnh quan của khuôn viên trường BUV đạt chỉ 20%, thể hiện sự ưu tiên cho không gian xanh và mở, thiết lập môi trường học tập và hoạt động chất lượng cao.
Về chỉ số bền vững, khuôn viên học xá mới đạt những con số ấn tượng về tiết kiệm năng lượng (43%), tiết kiệm lượng nước tiêu thụ (40%) và giảm khí thải carbon (61%) so với một phức hợp đại học thông thường theo đánh giá của EDGE.

Giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam là một trong những điển hình của dòng tiền ngoại đầu tư vào lĩnh vực giáo dục trong nước.
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, tổng vốn đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nói chung đã đạt trên 4,57 tỷ USD, với khoảng 430 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài được triển khai tại 65 cơ sở giáo dục đại học trong nước và 5 cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài gồm: Đại học RMIT Việt Nam, Đại học Anh quốc Việt Nam (BUV), Đại học Mỹ tại Việt Nam (AUV), Fulbright Việt Nam, và Y khoa Tokyo Việt Nam.
Các cơ sở này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư giáo dục đại học, do một số lợi thế về điều kiện, chính sách thực hiện đối với phân khúc giáo dục đại học so với các phân khúc giáo dục phổ thông, mầm non và một số phân khúc khác.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó cục trưởng Cục hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và đào tạo tin rằng, các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Chính phủ đang muốn thúc đẩy quốc tế hoá giáo dục và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo ông Dũng, Việt Nam coi giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là một trong ba trụ cột quan trọng của nền kinh tế, bên cạnh yếu tố thể chế và hạ tầng.
"Việt Nam đặc biệt ưu tiên đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo. Bởi chỉ có hợp tác và học tập mới giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong nước", ông nói.
Trước đó, Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Cơ bản, đến năm 2030, giáo dục Việt Nam đặt mục tiêu đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á và đến năm 2045 đạt trình độ tiên tiến của thế giới.
"Chúng tôi khuyến khích các trường đại học đầu tư về cả cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên đạt chuẩn quốc tế, mở rộng các chương trình đào tạo quốc tế ngay tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho kỷ nguyên "vươn mình" của đất nước", ông Dũng chia sẻ.
Giáo dục là nền tảng xây dựng tương lai
Đào tạo nhân tài cho kỷ nguyên số
Lãnh đạo trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) tin rằng giáo dục là chìa khóa để mở ra tương lai cho kỷ nguyên số bền vững, thịnh vượng.
VinUni nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo vì những đóng góp xuất sắc
Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện.
4 bộ chung tay giải bài toán đào tạo nhân lực ngành bán dẫn
Chỉ thị số 43/CT-TTg đang đặt nền móng trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu các ngành công nghệ số.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
VinUni đặt mục tiêu vào top 100 đại học hàng đầu thế giới
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chủ xe VF 9: Động cơ mạnh, nội thất sang, dịch vụ như Bentley mà chi phí bằng 0
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.
Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.