Tạo cơ chế thử nghiệm kinh tế tuần hoàn
Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến về dự thảo đề cương Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Vướng mắc về pháp lý cũng như về tư duy đang là những điểm nghẽn cản trở ngành chăn nuôi ứng dụng kinh tế tuần hoàn.
Trên trang trại tỷ USD của Tập đoàn TH tại “thủ phủ bò sữa” Nghệ An, chu trình khép kín là một phần không thể thiếu trong chuỗi giải pháp chăn nuôi bò sữa chất lượng cao, ít phát thải. Từ mô hình này, dòng sữa tươi sạch, an lành, giàu dinh dưỡng đã được Tập đoàn TH đưa đến tay người tiêu dùng.
Đi sâu về phía Nam, đến với trung tâm sản xuất nông nghiệp của cả nước và khu vực - Đồng bằng sông Cửu Long, mô hình lúa - tôm tận dụng nước lợ, tận dụng phụ phẩm còn sót lại trong đất và nước từ quá trình trồng lúa để nuôi tôm sạch đã là cứu cánh của nhiều nông hộ trước biến đổi khí hậu. Ở những vùng nông thôn miền Bắc, mô hình tương tự là lúa - cá cũng được áp dụng, đem lại kết quả khả quan.
Điểm chung của các mô hình chăn nuôi nói trên là đều đang ứng dụng hiệu quả triết lý của mô hình kinh tế tuần hoàn, từ đó giảm chi phí đầu vào, giảm phát thải phát sinh, đem lại giá trị cao. Đây là minh chứng quan trọng cho thấy áp dụng kinh tế tuần hoàn vào nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng là xu thế tất yếu và đem lại lợi ích thiết thực.
Thực tế, canh tác nông nghiệp truyền thống từ trước khi có sự xuất hiện của những sản phẩm, chế phẩm hóa học, vẫn dựa trên những nguyên lý cơ bản của kinh tế tuần hoàn, đơn cử như việc tận dụng phế phẩm chăn nuôi làm phân bón, tận dụng phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Sau này, từ những năm 1980, mô hình vườn – ao – chuồng đem lại nhiều giá trị kinh tế cho các nông hộ, cũng được đánh giá là hình thức sơ khai của kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Nói về những lợi ích ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi, TS. Võ Trọng Thành, đại diện Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành trồng trọt lại phải nhập khẩu đến 60% lượng phân bón, gây ra rủi ro rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn giá cả nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới tăng cao như vừa qua. Tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ của ngành trồng trọt cũng chỉ đạt chưa đến 25%.
Trong khi đó, chỉ tính riêng năm 2021, ngành chăn nuôi tạo ra hơn 62 triệu tấn chất thải rắn và hơn 300 triệu tấn chất thải lỏng, gây nhiều ảnh hướng đến môi trường. Trong đó, đa phần là chất thải hữu cơ, có nhiều tiềm năng xử lý làm phân bón phục vụ trồng trọt. Nói cách khác, Việt Nam đang lãng phí rất lớn nguồn nguyên liệu nông nghiệp đến từ phụ phẩm chăn nuôi.
Trong bối cảnh các tiêu chuẩn về bền vững, bao gồm giảm phát thải, canh tác theo phương thức hữu cơ đang trở thành điều bắt buộc đối với nông sản, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu, kinh tế tuần hoàn là giải pháp đặc biệt quan trọng để gỡ nút thắt phát triển ngành chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Rào cản triển khai chăn nuôi tuần hoàn
Thừa nhận tầm quan trọng của kinh tế tuần hoàn ứng dụng trong chăn nuôi, theo ông Nguyễn Anh Phong, Giám đốc Trung tâm thông tin, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, một trong những điểm nghẽn của áp dụng kinh tế tuần hoàn là nhận thức vẫn còn chưa đầy đủ, thiếu rõ ràng, đặc biệt ở những doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hợp tác xã còn sơ khai.
Cụ thể, bà Nguyễn Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhìn nhận, tư duy cũ vẫn coi phụ phẩm là rác thải, chưa coi đó là tài nguyên, vì vậy nhiều nông hộ, doanh nghiệp không quan tâm đến việc xử lý dể tiếp tục làm đầu vào.
Bên cạnh đó, tâm lý e ngại rủi ro khi thực hiện các mô hình tái chế, chế biến phụ phẩm quy mô lớn cùng khung pháp luật chưa hoàn thiện cũng là những nguyên nhân khiến ngành chăn nuôi chậm áp dụng kinh tế tuần hoàn.
Đồng quan điểm rằng quy định pháp lý chưa rõ ràng, ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, lấy ví dụ, việc chế biến phụ phẩm đang vướng phải quy định của Luật Bảo vệ môi trường, đơn cử như việc thu mua phế phẩm như bã mía, thân cây, cành cây để làm thức ăn chăn nuôi, khâu vận chuyển rất khó vì phế phẩm được coi là chất thải. Khó khăn tương tự xảy ra khi vận chuyển chất thải chăn nuôi để chế biến làm phân bón cho cây trồng.
Hay như việc xử lý xác vật nuôi bị nhiễm bệnh dịch bằng việc chôn lấp, vừa tốn nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, vừa lãng phí nguồn nguyên liệu khi có thể xử lý nhiệt để tái sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Giải pháp
Nhìn nhận tiềm năng của mô hình kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi, ông Thành đưa ra giải pháp để gỡ những nút thắt chăn nuôi tuần hoàn, đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế, chính sách, chuẩn hóa các quy định về xử lý, tái sử dụng phụ phẩm làm nguyên liệu đầu vào. Đây cũng là một trong những mục tiêu được Bộ Nông nghiệp và nông thôn xác định trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi.
Về nguồn lực, ông Thành cho rằng phải thúc đẩy nghiên cứu khoa học, công nghệ để tìm ra giải pháp mới hiệu quả, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong chăn nuôi.
Bên cạnh đó, những mô hình thí điểm có nhiều tiềm năng cần được ưu tiên triển khai, ví dụ như mô hình sử dụng ấu trùng ruồi lính đen để chế biến chất thải hữu cơ làm thức ăn chăn nuôi đang được nhiều đơn vị triển khai. Nghiên cứu cho thấy, 1kg ruồi lính đen có thể xử lý 10kg chất thải hữu cơ trong 15 ngày, tạo ra nguồn thức ăn chăn nuôi an toàn và bổ dưỡng.
Đồng quan điểm với ông Thành, ông Phong bổ sung giải pháp thúc đẩy liên kết hợp tác quốc tế, ứng dụng chuyển giao công nghệ, đồng thời đẩy mạnh số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về kinh tế tuần hoàn trong ngành chăn nuôi.
Đối với các cơ sở chăn nuôi, ông Công đề xuất giải pháp cần phải chú trọng khâu đầu vào để đảm bảo sản phẩm sạch ngay từ quá trình sản xuất, từ đó mở rộng tiềm năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu đầu vào. Các đơn vị phân phối, tiêu thụ sản phẩm cũng có thể tham gia tích cực vào chuỗi giá trị tuần hoàn ngành chăn nuôi, tạo ra tác động tích cực.
Bộ Kế hoạch và đầu tư lấy ý kiến về dự thảo đề cương Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Các đại biểu Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa XIII đến thăm và chứng kiến những dự án phản ánh rõ nét nhất hiệu quả của mô hình kinh tế tri thức, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn tại Tập đoàn TH.
Dấn thân vào ngành tái chế đầy thách thức, Tân Hiệp Phát mong muốn không chỉ khép kín vòng lặp tuần hoàn cho vật liệu nhựa, mà còn trở thành một tấm gương điển hình thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế.
Năm 2022, Việt Nam đứng thứ 10 trên toàn thế giới về tái chế kim loại, giấy, nhựa và thủy tinh, ngành công nghiệp tái chế tăng trưởng đạt mức hơn 11% so với năm 2021.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.