Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Đưa ra cam kết đầy tham vọng về cắt giảm khí thải tại COP, Việt Nam đứng trước những cơ hội lớn để chuyển mình phát triển theo xu thế chung của thế giới.
Tháng 11 vừa qua, tại hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thay mặt Việt Nam đưa ra cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050.
Cam kết đầy tham vọng, thậm chí còn được đánh giá là “mạnh miệng” của Việt Nam khiến nhiều người không khỏi sửng sốt. Tuy nhiên, có lẽ cũng không quá đáng để ngạc nhiên khi các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đã nhiều lần đưa ra tuyên bố “phát triển kinh tế không đánh đổi lấy môi trường.
Trước COP26, những khái niệm tăng trưởng xanh, chống biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn… đã được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng, được luật hóa chi tiết thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2020 mới chính thức có hiệu lực…
Sau khi đưa ra cam kết, những nghị định quy định về phát triển thị trường carbon, chính sách giảm thuế cho xe điện… đã được ban hành, cho thấy quyết tâm hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững của toàn bộ máy chính trị, thay vì chỉ là những lời khẩu hiệu, hô hào.
Mở ra cơ hội
Có một bài học được đúc kết trở thành định luật trong kinh doanh cũng như trong đời sống, đó là “lợi nhuận hay những giá trị nhận được luôn tỷ lệ thuận với thách thức, rủi ro”.
Đưa ra cam kết đầy tham vọng, Việt Nam đã chấp nhận những thách thức đặt ra. Đó là chi phí chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư theo hướng “xanh”; là từ bỏ hoàn toàn “lợi nhuận khủng” từ việc “tận khai môi trường”; là cả những sự chống đối từ những người vốn đang hưởng lợi bằng việc tàn phá thiên nhiên.
Chấp nhận thách thức, cơ hội chắc chắn là điều chúng ta nhận được. Phát triển xanh, phát triển bền vững đem lại những tiềm năng to lớn.
Đầu tiên phải kể đến nguồn vốn tài trợ lớn từ quốc tế cho công tác chống phải thải nhà kính. Tại COP26, một cam kết được quan tâm là các nước lớn đồng ý chi thêm 500 tỷ USD cho 5 năm để hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển đổi mô hình.
Việt Nam chắc chắn sẽ có một phần trong miếng bánh ấy. Cùng với việc nhận thêm tài trợ tài chính, những sự hỗ trợ về kinh nghiệm, quy trình, khoa học công nghệ... từ quốc tế cũng nguồn lực quý giá.
Điều này được khẳng định bởi ông Alok Kumar Sharrma, Chủ tịch COP26 trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ông Alok nhấn mạnh khả năng tiếp cận nguồn vốn cho khí hậu đang sẵn sàng được cung cấp bởi những tổ chức, ngân hàng phát triển đa phương.
Nhật Bản, một nhà tài trợ lớn cho những dự án nhiệt điện tại Việt Nam mới đây đã có những đề xuất hỗ trợ nhân rộng công nghệ “điện than không phát thải”, công nghệ lưu trữ khí thải carbon dưới lòng đất cho những đối tác đang phát triển, đặc biệt tại khu vực ASEAN.
Những quỹ phát triển từ Mỹ và các nước châu Âu như USAID, GIZ, AFD… cũng đã và đang sẵn sàng có những chương trình tài trợ, hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, đặt trọng tâm cụ thể vào công tác giảm phát thải, phục hồi kinh tế tại địa phương, vừa bảo vệ môi trường, vừa có tiềm năng bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân.
Song song với nguồn tài trợ, cam kết xanh cũng sẽ thu hút thêm nhiều vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt khi các tập đoàn hàng đầu đang đưa ra những cam kết về cắt giảm phát thải trong chuỗi cung ứng.
Tín hiệu tích cực từ thu hút vốn FDI xanh đến ngay sau khi Việt Nam đưa ra cam kết, với dự án 1 tỷ USD của tập đoàn Lego để xây dựng nhà máy sản xuất không phát thải tại Bình Dương. Vốn đầu tư khổng lồ được chi trả không chỉ cho việc sản xuất sản phẩm mà cả các hệ thống nhằm hạn chế phát thải như điện mặt trời áp mái.
Trong một báo cáo gần đây của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), các doanh nghiệp Nhật cũng đang rất quan tâm và có nhu cầu đầu tư vào những dự án xanh, bền vững, hướng tới mục tiêu giảm phát thải.
Về phần doanh nghiệp nội địa, tuyên bố ngừng sản xuất xe xăng, tập trung 100% dây chuyền cho xe điện của VinFast cũng được đưa ra sau sự kiện COP26.
Là thương hiệu đến từ tập đoàn hàng đầu Việt Nam là Vingroup, tuy nhiên VinFast vẫn chỉ là một “tân binh” trong ngành công nghiệp xe hơi vốn đã sớm được định hình từ rất sớm. Tuyên bố đầy bất ngờ và tham vọng của VinFast thể hiện sự ủng hộ rõ ràng với cam kết của Thủ tướng.
Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau cũng đã và đang có những sự chuyển đổi mang tính bền vững, có thể kể đến như việc xây dựng vùng nguyên liệu xanh của tập đoàn dược phẩm Traphaco; mô hình canh tác nông nghiệp tuần hoàn của tập đoàn Minh Tiến; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành bao bì của các thành viên Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)…
Hoạt động hướng tới phát triển bền vững của doanh nghiệp đang được định hình bởi xu thế tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững của thế giới. Tới đây, nhiều thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản đều có những chính sách đánh thuế lên “dấu chân carbon” của sản phẩm, từ chối những sản phẩm, dịch vụ có chuỗi cung ứng gây tổn hại cho môi trường.
Doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đang đứng trước nhu cầu bền vững hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là nhu cầu cấp thiết chứ không chỉ là điểm cộng như trước. Sự đồng hành của Nhà nước, thể hiện qua cơ chế, chính sách và pháp luật sẽ là yếu tố giúp doanh nghiệp vững tâm trong quá trình chuyển đổi.
Cơ hội lớn nhất mà cam kết của Việt Nam tại COP26 cũng như các chính sách về môi trường gần đây mở ra là cơ hội xây dựng một quốc gia sạch đẹp, không còn những bãi rác khó xử lý, những “dòng sông chết” hay những ngày khói bụi mịt mù, đe dọa đến sức khỏe, sinh kế của người dân.
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.