Cân nhắc đánh thuế bất động sản

An Chi Thứ hai, 09/09/2024 - 09:10

VARS cho rằng việc ban hành chính sách thuế bất động sản nhằm kiềm chế đà tăng giá và điều tiết thị trường phát triển lành mạnh, bền vững.

Giá nhà đất tăng mạnh và neo ở mức cao. Ảnh: Hoàng Anh

Giá bất động sản liên tục leo thang

Giá nhà ở đang liên tục thiết lập mặt bằng mới, ở ngưỡng cao, vượt xa tốc độ tăng trưởng thu nhập của đại đa số người dân.

Theo dữ liệu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), chỉ số giá chung cư trong quý II/2024 tại Hà Nội, TP. HCM đã tăng lần lượt 58%; 27% so với quý cùng kỳ năm 2019.

Các dự án căn hộ thương mại bình dân đã hoàn toàn vắng bóng tại các đô thị. Loại hình căn hộ trung cấp ngày càng khan hiếm, dần bị “chiếm sóng” bởi phân khúc cao cấp, hạng sang.

Hơn 80% nguồn cung căn hộ mở bán tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh mở bán trong năm 2024 có giá từ 50 triệu đồng/m2 trở lên. Nhiều dự án chung cư mới ra mắt có mức giá hàng chục nghìn USD/m2.

Mức giá bán sơ cấp căn hộ neo cao kéo theo giá chung cư cũ “tăng vọt", nhiều căn hộ đã sử dụng hàng thập kỷ được giao dịch với mức giá cao gấp đôi, gấp ba so với lúc bàn giao.

“Ăn theo” cơn sốt giá chung cư, giá bán nhà ở gắn liền với đất, bao gồm biệt thự, liền kề cũng tăng cao. Nhiều dự án tại các quận/huyện xa trung tâm Hà Nội cũng chứng kiến mức giá tăng mạnh.

Nếu như trước đây, đơn giá hàng trăm triệu trên một m2 đối với biệt thự được cho là cao, thì giờ đây nhiều căn biệt thự được rao bán với mức giá lên tới 1 tỷ đồng/m2.

Cùng với đà tăng giá chung của thị trường, giá bán đất nền cũng liên tục leo thang. Nhiều tỉnh, thành ghi nhận hiện tượng đất nền pháp lý sạch “sốt nóng" cục bộ do hoạt động đầu tư trở lại hay do một số nhóm nhà đầu tư tạo cung, cầu giả để đẩy giá. Một số tỉnh thành như Hải Dương, mức giá, đã vượt “đỉnh sốt" năm 2022.

VARS cho rằng, trong ngắn hạn, giá nhà ở sơ cấp sẽ khó giảm, nhất là phân khúc căn hộ - loại hình đáp ứng nhu cầu nhà ở chủ yếu tại các đô thị.

Bởi trong bối cảnh cầu về nhà đất, nhất là nhu cầu đầu tư không ngừng tăng, chủ đầu tư sẽ ưu tiên phát triển phân khúc cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận khi quỹ đất ngày càng khan hiếm, chi phí xây dựng tăng cao cùng với hạ tầng, tiện ích được đầu tư ngày càng chất lượng.

Hành lang pháp lý mới loại bỏ các chủ đầu tư yếu kém về năng lực tài chính. Việc thị trường chỉ còn lại các chủ đầu tư có tiềm lực tài chính tốt, năng lực mạnh sẵn có hay có lợi thế tạo lập quỹ đất sẽ tiếp tục duy trì hiện tượng độc quyền nguồn cung. Các chủ đầu tư lớn sẽ tiếp tục quyết định mức giá của thị trường, theo hướng cao hơn để tối đa hóa lợi nhuận.

Đáng chú ý, bên cạnh việc giá nhà tăng cao, một nghịch cảnh 'nhức nhối' nhiều năm qua là không ít biệt thự, khu đô thị vẫn bỏ hoang do tình trạng đầu cơ đất đai.

Thực trạng này không chỉ gây lãng phí tài nguyên đất đai mà còn tạo ra bất công xã hội, khi mà phần lớn nguồn cung nhà đất - đang ngày một khan hiếm, vẫn tiếp tục "rơi" vào tay những người dư dả tài chính. Họ sở hữu một vài thậm chí là hàng chục, hàng trăm bất động sản nhưng để hoang, “ôm đất chờ thời".

Điều này dẫn đến tăng giá nhà đất tiếp tục tăng, khả năng tiếp cận nhà ở của người dân ngày một hạn chế.

Theo VARS, thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản. Nhà nước cần có cơ chế điều tiết nhằm giảm bớt yếu tố đầu cơ, giúp thị trường cân bằng về mặt dài hạn.

Kinh nghiệm ở nhiều nước phát triển cho thấy, nhiều quốc gia đã đánh thuế cao đối với từ bất động sản thứ hai trở đi và bất động sản không đưa vào sử dụng. Điều này khiến người dân hạn chế hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ, nhờ đó giúp tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người có nhu cầu thực.

Đánh thuế bất động sản để kiềm chế giá nhà

Hiện hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có cơ chế chính sách xác định và kiểm soát, ngăn chặn hoạt động đầu cơ, găm đất thổi giá của các nhà đầu tư cá nhân.

Theo đó, khái niệm đầu cơ và đầu tư tại Việt Nam vẫn chưa được phân định rõ ràng. Việc mua để ở hay cho thuê, chuyển nhượng là hợp pháp và là một hoạt động đi liền với cơ chế của thị trường trên cơ sở tự chịu trách nhiệm “lời ăn, lỗ chịu".

Tuy nhiên, hoạt động mua bán, chuyển nhượng không được kiểm soát chính là nguyên nhân chính của tình trạng “sốt đất" diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước, tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro với thị trường bất động sản nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Để điều tiết thị trường phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững, giá đất tăng giảm theo đúng thị trường, việc ban hành chính sách thuế bất động sản được VARS nhìn nhận là "rất cấp bách."

Đánh thuế bất động sản hiệu quả và minh bạch, hướng tới những đối tượng tích lũy, đầu cơ thay vì những đối tượng mua bất động sản phục vụ mục đích sinh sống hay tổ chức sản xuất kinh doanh sẽ vừa giúp tăng nguồn thu ngân sách, vừa giúp điều tiết thị trường bất động sản.

Theo Hội Môi giới, sắc thuế này sẽ áp dụng với ngôi nhà thứ hai trở lên. Người có nhiều tài sản, sinh lời từ bất động sản phải việc nộp thuế nhiều hơn vào ngân sách.

Điều này cũng phù hợp với thực tế, hầu hết người mua nhà trong thời gian qua là người mua nhà thứ hai, thứ ba.

Tại Singapore, người dân phải trả phí 20% giá trị bất động sản cho căn nhà thứ hai, 30% cho căn nhà thứ ba.

Mức thuế bất động sản có thể nâng cao dần với giao dịch mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn.

Tại Singapore, bán nhà ngay trong năm đầu sẽ phải đóng thuế 6% giá trị bất động sản, bán vào năm thứ hai phải đóng thuế 8%, năm thứ ba là 4% và sau năm thứ tư không bị áp thuế này.

Hay nếu chủ sở hữu bất động sản không đưa tài sản tham gia hoạt động kinh doanh, không triển khai xây dựng sau khi nhận đất... cũng sẽ bị đánh thuế cao.

Bài học ở Hàn Quốc, đất bỏ hoang hoặc đang trong quá trình cải tạo đất quá hai năm thì bị đánh thuế 5%, năm năm bị đánh thuế 8%, bỏ hoang bảy năm bị đánh thuế 9%, bỏ hoang hơn 10 năm bị đánh thuế 10%. Tại Mỹ, đất bỏ hoang bị đánh thuế 3%...

Chính sách thuế bất động sản sẽ khiến người dân hạn chế, hoặc không còn nhiều động lực đầu cơ, kiềm chế đà tăng giá nhà đất. Bởi, việc sở hữu bất động sản đầu cơ trở nên rủi ro hơn. Mua đi bán lại bất động sản để ăn chênh lệch, hay tạo cung cầu ảo để thổi giá dần trở nên vô nghĩa.

Đồng thời, việc này cũng khuyến khích các chủ sở hữu đưa bất động sản "bỏ hoang" vào hoạt động cho thuê hoặc bán đi, thông qua đó tăng khả năng tiếp cận nhà ở cho người dân có nhu cầu ở thực.

Còn trường hợp nếu đánh thuế bất động sản mà người dân vẫn có nhu cầu đầu cơ, thì ngân sách sẽ thu được thuế, phục vụ cho đầu tư công, hạ tầng xã hội...

Tuy vậy, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, việc sử dụng công cụ thuế để điều tiết thị trường hiện đang gặp nhiều thách thức.

Theo đó, để sử dụng hiệu quả và minh bạch công cụ thuế, cơ quan quản lý nhà nước phải thúc đẩy xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản Việt Nam.

Đây chính là căn cứ xác định ngôi nhà thứ hai, thứ ba... và giá trị của bất động sản áp thuế. Điều này đòi hỏi nhà nước phải đầu tư lớn về công nghệ và nguồn nhân lực.

Đồng thời, các cơ quan quản lý cũng cần cân nhắc tác động tiêu cực có thể có như việc đánh thuế bất động sản sẽ khiến người dân bị “kiệt quệ” sức mua, dẫn đến các hệ lụy khác về lâu dài với nền kinh tế, hoặc tạo ra các lỗ hổng pháp lý khi người giàu vẫn có thể lách thuế bằng cách chuyển quyền sở hữu tài sản thứ hai, thứ ba... cho người thân.

Mặt khác, nhà đầu tư có thể sẽ tăng giá thuê nhà, giá chuyển nhượng để bù đắp chi phí cấu thành từ việc đóng thuế bất động sản.

Giá nhà đất Hà Nội lập đỉnh mới, dòng tiền sẽ chảy về đâu?

Giá nhà đất Hà Nội lập đỉnh mới, dòng tiền sẽ chảy về đâu?

Bất động sản -  1 tuần
Dòng tiền đầu tư tiếp tục ở lại Hà Nội hay lựa chọn TP. HCM là điểm đến tiếp theo sau cơn sốt đất đấu giá vùng ven Hà Nội.
Giá nhà đất Hà Nội lập đỉnh mới, dòng tiền sẽ chảy về đâu?

Giá nhà đất Hà Nội lập đỉnh mới, dòng tiền sẽ chảy về đâu?

Bất động sản -  1 tuần
Dòng tiền đầu tư tiếp tục ở lại Hà Nội hay lựa chọn TP. HCM là điểm đến tiếp theo sau cơn sốt đất đấu giá vùng ven Hà Nội.
Savills: Giá nhà leo thang vì chi phí đền bù đất đai tăng

Savills: Giá nhà leo thang vì chi phí đền bù đất đai tăng

Bất động sản -  2 tuần

Hà Nội dự kiến sẽ đón nhận nguồn cung căn hộ lớn trong tương lai, với hơn 100.000 căn hộ từ năm 2025 trở đi, cao gấp 10 lần so với nguồn cung hiện tại.

Giá nhà ở Hà Nội ngược chiều TP.HCM

Giá nhà ở Hà Nội ngược chiều TP.HCM

Bất động sản -  2 tháng

Trong khi chỉ số giá nhà ở tại Hà Nội tăng mạnh trong nửa đầu năm, thì tại TP. HCM lại giảm nhẹ.

Giá nhà đất đi ngược kỳ vọng người mua

Giá nhà đất đi ngược kỳ vọng người mua

Bất động sản -  2 tháng

Việc người mua nhà tiếp tục giữ tâm lý chờ đợi giá bất động sản giảm thêm đang khiến thị trường đi ngang, kém giao dịch so với hồi đầu năm.

Cân nhắc đánh thuế bất động sản

Cân nhắc đánh thuế bất động sản

Bất động sản -  8 giây

VARS cho rằng việc ban hành chính sách thuế bất động sản nhằm kiềm chế đà tăng giá và điều tiết thị trường phát triển lành mạnh, bền vững.

F88 đảo ngược kết quả kinh doanh

F88 đảo ngược kết quả kinh doanh

Doanh nghiệp -  6 phút

Sau khi thua lỗ hàng trăm tỷ đồng trong năm ngoái, F88 đã có màn "lội ngược dòng" ấn tượng trong nửa đầu năm nay với lợi nhuận sau thuế đạt 89 tỷ đồng.

Phát Đạt bắt tay Thanh Bình Phú Mỹ làm khu công nghiệp

Phát Đạt bắt tay Thanh Bình Phú Mỹ làm khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  15 phút

Phát Đạt và Thanh Bình Phú Mỹ sẽ cùng phát triển, tạo ra các khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ sinh thái trong thời gian tới.

Tiếp nhận phản hồi từ người lao động: Vũ khí cạnh tranh bị lãng quên

Tiếp nhận phản hồi từ người lao động: Vũ khí cạnh tranh bị lãng quên

Diễn đàn quản trị -  22 phút

Có nhiều cách làm hay trong việc tiếp nhận phản hồi từ người lao động và biến góp ý thành hành động đơn giản, không áp đặt nhưng đầy khích lệ, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hình ảnh Hạ Long tan hoang sau bão số 3

Hình ảnh Hạ Long tan hoang sau bão số 3

Ống kính -  1 giờ

Cơn bão Yagi đổ bổ vào Quảng Ninh ngày 7/8 đã gây hư hại nhiều công trình, cửa hàng tại khu du lịch Bãi Cháy và Hòn Gai.

Siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại miền Bắc

Siêu bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại miền Bắc

Tiêu điểm -  13 giờ

Siêu bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản và nông nghiệp, ảnh hưởng lớn đến nhiều tỉnh thành.

Quảng Ninh quyết không để ùn tắc tại cửa khẩu Móng Cái

Quảng Ninh quyết không để ùn tắc tại cửa khẩu Móng Cái

Tiêu điểm -  17 giờ

Hàng trăm container, xe tải đã đăng ký xuất khẩu hàng hóa tại cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) trong ngày đầu tiên hoạt động trở lại sau bão số 3.