Bất động sản
Cảnh báo sập bẫy đất đấu giá tăng nóng
Nhiều nhà đầu tư đang xem đấu giá đất là một nghề, họ săn tìm các cơ hội đấu giá tại các địa phương.
Đấu giá đất - Nghề mới của giới đầu cơ
Trong khi mức giá rao bán đất nền phổ biến ở khu vực huyện Thanh Oai (Hà Nội) dao động từ 20 đến 30 triệu đồng/m2, thì phiên đấu giá đất tại địa phương này vừa qua có giá trúng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2.
So với mặt bằng giá chung, mức trúng đấu giá từ 63 – 100 triệu đồng/m2 đã cao hơn gấp 2,3 đến 3,7 lần so với mức giá phổ biến trên thị trường khu vực.
Trước đó, giá đất trung bình ở địa phương này tăng khoảng 80% trong vòng bốn năm qua – từ mức phổ biến 15 triệu đồng/m2 năm 2020 lên mức 27 triệu đồng/m2 năm 2024.
Mức trúng đấu giá cao đột biến này được ông Trần Minh, chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản cho rằng, "rất khó có thể coi là giá ảo."
Theo ông Minh, muốn tham gia đấu giá, người có nhu cầu mua dù để ở hay đầu tư cũng phải mua hồ sơ, nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Đấu giá là hình thức công khai, minh bạch, có lợi cho nhà nước khi thu được nhiều tiền từ đấu giá, có lợi cho người đầu tư có thực lực và người mua để ở thật tại địa phương
Còn đối với việc mức trúng đấu giá cao, đây là nguyên lý bình thường do bản chất của hoạt động đấu giá. Số lượng lô đất ít, lượng người tham gia đông, tất yếu sẽ đẩy giá trúng tăng cao.
Trong phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, số lượng chỉ có 65 lô nhưng tới 1.6 tham gia đấu giá chính là minh chứng cho điều này.
Bên cạnh đó, giá khởi điểm thấp chỉ từ 8,5-12,5 triệu/m2, cũng là lý do khiến phiên đấu giá thu hút nhiều khách hàng tham gia và chênh lệch giữa giá khởi điểm và giá trúng tăng cao.
Theo ông Minh, vấn đề ở đây không nằm ở phiên đấu giá, mà là hành động của nhóm các nhà đầu cơ muốn trục lợi từ hoạt động đấu giá này.
Theo đó, nhiều nhà đầu tư hiện nay đang xem đấu giá đất là một nghề. Thị trường bất động sản đang tồn tại một nhóm nhà đầu tư chuyên làm việc này. Họ săn tìm các cơ hội đấu giá tại các địa phương.
Các nhà đầu tư này sẵn sàng bỏ tiền mua hồ sơ, vào tiền và chấp nhận mất cọc khi không bán được sang tay, thu lợi.
Cần phải nhấn mạnh rằng, họ làm việc này là hợp pháp, không trái với các quy định pháp luật hiện hành.
Thời gian vừa qua, giá bất động sản nội đô ở Hà Nội từ chung cư, thấp tầng, nhà phố, đất nền đều tăng vọt trong thời gian ngắn. Chính vì thế, loại hình đất đấu giá tại các quận, huyện ven Hà Nội giá theo khung giá nhà nước, thấp hơn giá bất động xung quanh sẽ thu hút các nhà đầu tư chuyên nghề đấu giá đất và người dân.
Ngoài ra, lãi suất vẫn duy trì ở mức thấp cũng là yếu tố khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm đến phân khúc đất đấu giá.
Mặt khác, đất đấu giá luôn có thị trường riêng bởi những người dân tại địa phương và các nhà đầu tư. Từ giờ cuối năm 2024 và đầu năm 2025 sẽ có nhiều khu vực đấu giá sôi động, ông Minh nhận định.
Nguy cơ đẩy giá bất động sản lên một mặt bằng giá mới
Theo ông Minh, hệ lụy lớn nhất của các phiên đấu giá đất cao ngất ngưởng này trong thời điểm hiện tại, là các đầu tư, môi giới, những người có ý định xấu sẽ lợi dụng, lấy mức giá đất đấu giá rất cao, gấp 4 - 5 lần giá khởi điểm để “lùa gà” bán cho các nhà đầu tư ít kinh nghiệm.
Hoặc, họ cũng có thể lấy đó làm điểm neo giá để bán các dự án khác với mặt bằng giá cao mới.
Điều này khiến giá bất động sản đã tăng cao trong thời gian vừa qua lại càng tiếp tục bị đẩy giá tăng mạnh. Cơ hội sở hữu bất động sản của người dân có thu nhập thấp và trung bình ngày càng thu hẹp.
Chính vì vậy, theo ông Minh, trước các thông tin về đất đấu giá tăng nóng, các khách hàng, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng.
Người dân quanh khu vực đấu giá, nếu có nhu cầu sử dụng thật, mà không trúng thì cũng không quá vội vàng xuống tiền, mua lại của các nhà đầu tư trúng đấu giá, tạo cơ hội cho họ bán chênh, kiếm lợi.
Thực tế cho thấy, phần lớn các nhà đầu tư tham gia đấu giá đất đều có mong muốn bán lại, ăn chênh lệch. Rất ít những nhà đầu tư đó có khả năng chuyển đến khu vực đất đấu giá sinh sống, trừ những người có nhu cầu thực.
Chính vì vậy, luôn có các nhà đầu tư 'lướt sóng', sau khi đấu giá nếu bán chênh không thành sẽ buộc phải giảm giá. Khi đó, những người có nhu cầu thực sẽ có cơ hội mua được giá thấp hơn.
Trước các thông tin đất đấu giá tăng nóng, các khách hàng, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng, không nên vội vàng xuống tiền.
Hoặc có trường hợp một số nhà đầu tư sẽ bỏ cọc và nhà nước sẽ thu hồi, đấu giá lại. Nhà nước vẫn thu được ngân sách của một nhóm nhà đầu tư "thắng thầu, bỏ cọc này" và sẽ tiếp tục đấu giá lại. Nếu phiên đấu giá sau ít người quan tâm, người dân địa phương có nhu cầu sẽ mua được với mức giá tốt.
Tóm lại, nhà đầu tư hay người mua thực, cần hiểu rõ nhu cầu, mục tiêu, tầm tài chính của mình và tìm hiểu thông tin thật kỹ thị trường xung quanh, để có quyết định đúng, tránh gặp phải những rủi ro thiệt hại không đáng có.
Còn về phía các nhà đầu tư coi đấu giá đất đã là một nghề, ông Minh cho rằng, với một nhóm nhà đầu tư chuyên nghiệp, họ chấp nhận rủi ro, sàng bỏ tiền, dành nhiều thời gian tìm kiếm cơ hội, chấp nhận mất tiền khi trúng mà không bán được.
Do đó, những nhà đầu tư cá nhân không am hiểu, không chuyên khi tham gia vào loại hình đầu tư này sẽ không hiệu quả trong đầu tư ngắn hạn.
Quay trở lại câu chuyện thị trường đất nền, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng Giám đốc PropertyGuru Việt Nam dự báo rằng từ II/2025 trở đi, đất nền mới bắt đầu vào xu hướng chính của quá trình phục hồi. Các đợt sóng hiện nay chỉ mang tính chất cục bộ tại một số khu vực.
Ông Quốc Anh cho rằng, có ba yếu tố chính tác động lớn đến thị trường đất nền, bao gồm kinh tế của khu vực, quy hoạch hạ tầng và dân số cùng sự kết nối với các địa phương khác.
Sau giai đoạn thị trường khó khăn, tâm lý chung của người mua và nhà đầu tư bất động sản sẽ thận trọng hơn so với thời điểm trước đó. Chính vì vậy, ông Quốc Anh khuyến nghị người mua và nhà đầu tư nên nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và tìm hiểu biến động giá, trước khi quyết định xuống tiền với bất cứ sản phẩm nào, nhất là đất đấu giá đang sốt nóng những ngày vừa qua.
Tránh ‘vết xe đổ’ đấu giá đất Thủ Thiêm
Góc khuất trong đấu giá đất
Nhiều đại biểu cho rằng, Chính phủ cần mạnh tay xử lý tình trạng "quân xanh, quân đỏ", thông đồng dìm giá, thắng thầu bỏ cọc, thổi giá đất đai, nhằm tránh những hệ lụy lớn đối với kinh tế, xã hội, thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Bất ổn từ các cuộc đấu giá đất ở Thanh Hoá
Phía sau các cuộc đấu giá đất nền Thanh Hoá, chiêu trò của môi giới tạo khan hàng, sốt đất ảo đã để lại hệ luỵ rất lớn đối với thị trường bất động sản và các nhà đầu tư.
Bịt lỗ hổng trong đấu giá đất
Những "lỗ hổng" trong quy định về đấu giá đất cần được "bịt kín" nhằm tránh gây thất thoát tài sản nhà nước, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.
Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư
Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.
Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá
Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’
Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.
Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú
VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.