Bịt lỗ hổng trong đấu giá đất

An Chi Thứ năm, 17/03/2022 - 11:41

Những "lỗ hổng" trong quy định về đấu giá đất cần được "bịt kín" nhằm tránh gây thất thoát tài sản nhà nước, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà

Nhiều lỗ hổng!

Giải đáp các vấn đề liên quan đến đấu giá đất tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã nêu lên một thực trạng là hệ thống luật pháp liên quan đến đấu giá đất đai tại Việt Nam hiện chưa thống nhất, đồng bộ. 

Việc đấu giá tài sản được quy định bởi nhiều luật, liên quan đến nhiều cơ quan. Luật Đấu giá quy định trình tự, thủ tục trong đấu giá đất, nhưng liên quan đến tài sản nào lại do luật chuyên ngành đó quy định. 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà cũng thừa nhận, pháp luật liên quan đến đấu giá đất còn thiếu cụ thể như trình tự chưa chặt chẽ. Các luật chưa quy định điều kiện, năng lực của doanh nghiệp tham gia đấu giá và có chế tài đủ mạnh đối với người cố tình đẩy giá cao rồi bỏ cọc chưa đủ sức răn đe.

Bên cạnh đó, các công cụ pháp luật để ngăn chặn tình trạng quân xanh, quân đỏ, móc ngoặc hoặc đe dọa người tham gia đấu giá quyền sử dụng đất cũng chưa chặt chẽ, thậm chí có sơ hở.

Chính vì vậy, trong khi ông Long cho rằng, nguyên tắc đấu giá là dân sự và thu được càng nhiều tiền càng tốt thì những lỗ hổng trong pháp luật về đấu giá đã đến hiện tượng móc ngoặc, dìm giá, đầu cơ, "bắt tay ngầm" trong đấu giá để trục lợi cá nhân, gây ra nhiều hệ lụy, làm nhiễu loạn thị trường bất động sản. 

Bất động sản vẫn tắc pháp lý

Mặt khác, theo ông Hà, kẽ hở trong pháp luật về đất đai cũng chính là nguyên nhân khiến trên thị trường hiện đang có hiện tượng thổi giá, đầu cơ. Đất đai chưa sử dụng nhưng các nhà đầu tư đã tham gia đấu giá để giữ đất, găm đất với tâm lý để càng lâu đất càng lên giá.

"Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19, nhiều người dân và doanh nghiệp đã gửi tài sản của mình vào đất. Khi đất lên giá phi mã ai cũng nghĩ là thành công. Nhưng ở góc độ vĩ mô, khi người dân đầu tư vào đất đai thì xu hướng đó không mang lại hiệu quả và đấy là điều rất không tốt với nền kinh tế", ông Hà phân tích.

Siết quy định đấu giá đất

Trước thực trạng này, ông Hà cho rằng, nhà nước cần phải điều tiết để ngăn chặn vấn đề dìm giá, thổi giá, không để xảy ra tình trạng trục lợi từ đấu giá đất đai. Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền các quy định chặt chẽ để ngăn chặn tình trạng này.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thời gian tới, các bộ ngành sẽ rà soát vấn đề về trình tự, thủ tục đấu giá đảm bảo chặt chẽ hơn; rà soát khung liên quan tiền đặt cọc, phí... liên quan đấu giá về đất đai.

Những sai phạm trong đấu giá đất sẽ được xử lý theo đúng quy định. Hiện nay, chế tài áp dụng nếu vi phạm về đấu giá có các hình thức như xử lý dân sự, hành chính, hình sự.

Trong trường hợp đấu giá đất tại Thủ Thiêm làm dậy sóng dư luận thời gian qua, nếu phân tích một cách bình thường thì theo cơ chế thị trường, nhưng nếu phát hiện dấu hiệu bất bình thường mà chứng minh được thì cần xử lý, ông Long cho hay. 

Ở khía cạnh khác, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh việc cần phải siết lại các quy định đầu giá đất để bảo đảm đấu giá một cách chặt chẽ hơn.

Theo đó, các địa phương phải xác định được năng lực của nhà đầu tư mới cho phép thực hiện dự án. Bởi thực tế, nhà đầu tư tốt mới có tiền nộp tiền sử dụng đất.

Các quy định về tiền đặt cọc cũng phải nâng lên. Theo bộ trưởng, quy định hiện tại đang thấp. Tiền đặt cọc cần phải chuyển vào tài khoản để hội đồng đấu giá quản lý, để khi bỏ đấu giá thì mất tiền đặt cọc.

Thứ ba, ông Phước cho rằng, doanh nghiệp tham gia đấu giá đất phải có cam kết về triển khai dự án, tránh trường hợp đấu giá xong để đấy hàng năm trời không sử dụng. Điều này làm lãng phí tài sản xã hội rất lớn.

Mục tiêu lâu dài là khi đấu giá xong, công trình được hoàn thành, như vậy sẽ thu hút được lao động, tăng được GDP và đóng nộp ngân sách đầy đủ, tạo được việc làm. Còn mục đích trước mắt là thu được tiền. Việc đấu giá đất cần phải đảm bảo được cả hai mục tiêu này.

Thứ tư là về giá khởi điểm. Giá khởi điểm của đấu giá đất xác định theo đúng Nghị định 44 và Thông tư 36 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, Nghị định 44 và Thông tư 36 phải sửa, bởi vì giá đất xác định đã không còn chính xác, sát với giá thị trường và nhất quán nữa. 

Một vấn đề nữa cần phải sửa là quy định "giao đất cho doanh nghiệp theo Nghị định 45 xong mới thu tiền". Thực tế là, sau khi nhà đầu tư phát triển dự án, bán và thu tiền của dân, có thể họ vẫn không nộp tiền cho ngân sách mà đưa tiền đó đi đầu tư vào các dự án khác. 

Đây chính là lỗ hổng cần phải được xác định một cách chính xác để "bịt" lại nhằm tránh thất thoát tài sản nhà nước, ông Phước nhấn mạnh.

Bỏ cọc đấu giá đất: Cần chế tài mạnh

Bỏ cọc đấu giá đất: Cần chế tài mạnh

Leader talk -  2 năm
Việc doanh nghiệp bỏ cọc hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền đấu giá đất có thể để lại hậu quả khó lường đối với nhà nước trong việc bán tài sản công và thị trường bất động sản.
Bỏ cọc đấu giá đất: Cần chế tài mạnh

Bỏ cọc đấu giá đất: Cần chế tài mạnh

Leader talk -  2 năm
Việc doanh nghiệp bỏ cọc hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền đấu giá đất có thể để lại hậu quả khó lường đối với nhà nước trong việc bán tài sản công và thị trường bất động sản.
Bỏ cọc đấu giá đất: Cần chế tài mạnh

Bỏ cọc đấu giá đất: Cần chế tài mạnh

Leader talk -  2 năm

Việc doanh nghiệp bỏ cọc hoặc vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền đấu giá đất có thể để lại hậu quả khó lường đối với nhà nước trong việc bán tài sản công và thị trường bất động sản.

Nguy cơ bong bóng bất động sản nhìn từ đấu giá đất Thủ Thiêm

Nguy cơ bong bóng bất động sản nhìn từ đấu giá đất Thủ Thiêm

Bất động sản -  2 năm

Thị trường bất động sản bùng nổ và sẽ đạt đỉnh sớm hơn dự kiến của ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch HĐQT Cen Group.

Thủ Thiêm sẽ tiếp tục nóng sau cuộc đấu giá đất tỷ đô

Thủ Thiêm sẽ tiếp tục nóng sau cuộc đấu giá đất tỷ đô

Leader talk -  2 năm

Kỳ vọng sẽ có làn sóng đầu tư mạnh mẽ hơn từ các nhà đầu tư nước ngoài trong tương lai không chỉ vào Thủ Thiêm mà các khu vực khác của TP. HCM và các tỉnh lân cận.

Phát Đạt lại trúng đấu giá đất phát triển khu đô thị ở Bình Định

Phát Đạt lại trúng đấu giá đất phát triển khu đô thị ở Bình Định

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Phát Đạt đã tiếp tục trúng đấu giá quyền sử dụng đất dự án đầu tư phát triển đô thị tại phân khu số 2, thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, nâng tổng quỹ đất tại tỉnh Bình Định lên 120ha.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  2 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Lúa phát thải thấp nặng gánh chi phí?

Phát triển bền vững -  2 giờ

Các nhà sản xuất lúa phát thải thấp cần bù đắp về kinh tế để cân đối được các chi phí giảm phát thải khí nhà kính.

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của châu Á

Tiêu điểm -  3 giờ

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc đã đưa các giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Hành trình 28 năm VIB sáng tạo và hướng tới triệu khách hàng Việt

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Suốt gần ba thập kỷ đồng hành, VIB luôn lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi sự nỗ lực sáng tạo về sản phẩm dịch vụ để luôn là một phần trong đời sống và những câu chuyện độc bản của hàng triệu khách hàng.

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Phát biểu khai mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII

Tiêu điểm -  6 giờ

Sáng 18/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. TheLEADER trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm.

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Sáu giải pháp của Chính phủ nhằm khắc phục hậu quả bão Yagi

Tiêu điểm -  6 giờ

Chính phủ ban hành giải pháp khắc phục bão Yagi như giảm lãi suất, miễn giảm thuế, hỗ trợ tài chính, khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh.