Xử phạt công ty bán sở hữu kỳ nghỉ
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vừa có thông báo kết quả chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường về việc bán sở hữu kỳ nghỉ.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia đã đưa ra một loạt cảnh báo quan trọng về các rủi ro tiềm ẩn trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ đối người tiêu dùng tại Việt Nam.
Dựa trên các kinh nghiệm quốc tế, đơn thư khiếu nại từ người dân, và thông tin phản ánh về mô hình kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ, dưới đây là những nội dung thiếu rõ ràng mà người tiêu dùng cần đặc biệt lưu ý.
Khách nghỉ dưỡng thường phải trả một khoản tiền lớn ngay khi ký kết hợp đồng, đôi khi lên đến vài trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, điều mà nhiều người không ngờ tới là các chi phí hàng năm, dao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng, để duy trì quyền sử dụng dịch vụ nghỉ dưỡng. Những khoản phí này thường không được quy định cụ thể trong hợp đồng, chẳng hạn như mức phí, nguyên tắc thu phí, hay tiêu chuẩn dịch vụ.
Thậm chí, bên cung cấp dịch vụ có thể giữ quyền tự ý xác định và thay đổi mức phí hàng năm, đặt khách hàng vào tình thế bất lợi.
Mặc dù hợp đồng được quảng bá với những lời hứa hẹn về dịch vụ đẳng cấp quốc tế, danh mục dịch vụ cụ thể và chất lượng thực tế lại thường không được nêu rõ trong hợp đồng. Điều này khiến khách nghỉ dưỡng khó có thể khiếu nại nếu chất lượng dịch vụ không đạt kỳ vọng, hoặc không tương xứng với chi phí họ phải trả. Sự mập mờ này khiến người tiêu dùng mất đi cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình.
Nhiều người tham gia hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ với hy vọng có thể kiếm lợi nhuận từ việc chuyển nhượng hợp đồng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này thường đi kèm với nhiều điều kiện ngặt nghèo, chẳng hạn như phải trả phí và cần có sự chấp thuận trước của bên cung cấp dịch vụ. Đáng lo ngại, các điều kiện và mức phí này thường không được quy định rõ ràng tại thời điểm ký kết hợp đồng, khiến người mua dễ rơi vào tình thế bị động.
Một trong những điểm hấp dẫn của hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ là khả năng nghỉ dưỡng tại nhiều địa điểm khác nhau, cả trong và ngoài nước, nhờ vào mạng lưới liên kết của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, hợp đồng thường không cung cấp danh sách cụ thể các đối tác liên kết, cũng như không cam kết về tiêu chuẩn chọn lựa đối tác. Điều này dẫn đến rủi ro doanh nghiệp có thể chọn những đối tác không đạt yêu cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kỳ nghỉ của khách hàng.
Hợp đồng thường trao cho doanh nghiệp quyền chấm dứt hợp đồng nếu khách hàng vi phạm, từ nghĩa vụ thanh toán đến các quy định nội quy. Tuy nhiên, các quyền của khách hàng khi muốn hủy bỏ hợp đồng lại thường không được quy định rõ ràng, khiến họ dễ mất khoản tiền đã thanh toán, dù thời hạn hợp đồng vẫn còn dài. Sự bất cân xứng này đặt người tiêu dùng vào tình thế rủi ro cao, với rất ít quyền lợi được bảo vệ.
Trước khi ký kết hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ, người tiêu dùng cần nghiên cứu kỹ các điều khoản và cân nhắc cẩn trọng để tránh những rủi ro tiềm ẩn. Hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ có thể mang lại những trải nghiệm nghỉ dưỡng thú vị, nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi mà người tiêu dùng cần nhận diện và đề phòng.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vừa có thông báo kết quả chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và kết luận thanh tra đối với Công ty TNHH Khu Du lịch Vịnh Thiên Đường về việc bán sở hữu kỳ nghỉ.
Doanh nghiệp bán sở hữu kỳ nghỉ cần chuẩn hoá đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng nhưng khách hàng vẫn phải tỉnh táo tự bảo vệ mình.
Khách hàng đối mặt với rủi ro rất lớn khi mua sở hữu kỳ nghỉ “hình thành trong tương lai” hoặc từ các doanh nghiệp không sở hữu khu nghỉ dưỡng gốc.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.
Hóa đơn điện tử giúp tăng tính minh bạch, chống gian lận thuế nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp Việt trong bối cảnh hiện nay.
Giới hạn lãi vay 30% EBITDA làm tăng rủi ro thuế, chuyển giá và áp lực huy động vốn. Khám phá giải pháp cho doanh nghiệp Việt 2025.
Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, việc chuyển đổi ESG mang đến nhiều cơ hội mới, song quá trình chuyển đổi có không ít thách thức.
Chọn đúng phương pháp sẽ không chỉ đảm bảo tính chính xác mà còn giúp giảm bớt gánh nặng hành chính.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.
Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.