Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng bất động sản công nghiệp trong bối cảnh ngành cao su đang có dấu hiệu hồi phục.
Công ty cổ phần cao su Phước Hòa đang từng bước đẩy mạnh đầu tư vào mảng bất động sản công nghiệp với kỳ vọng đây sẽ là động lực tăng trưởng trong thời gian tới.
Cụ thể, trong chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn 2030 được đề cập ở báo cáo thường niên năm 2020, Phước Hòa sẽ từng bước tái cơ cấu lĩnh vực sản suất kinh doanh theo hướng tăng dần tỷ trọng của công nghiệp, đô thị, dịch vụ.
Theo đó, Phước Hòa dự kiến chuyển đổi khoảng 5.000 ha đất cao su trong tổng số 15.000 ha đang quản lý trong nước để xây dựng 5 khu công nghiệp và tổ hợp khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ.
Phước Hòa đã trình Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (cổ đông giữ 66,6% vốn của Phước Hòa) để xin ý kiến về việc chuyển đổi đất trồng cao su sang làm khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ.
Giai đoạn 2020 – 2025, Phước Hòa sẽ tập trung hoàn thiện hồ sơ pháp lý để triển khai việc mở rộng khu công nghiệp Tân Bình giai đoạn 2 lên 1.055ha; làm chủ đầu tư hai dự án khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ là Hội Nghĩa (715ha) và Bình Mỹ (1.002ha) và khu công nghiệp Tân Lập 1 (202ha).
Khu công nghiệp Tân Bình là một trong những dự án bất động sản công nghiệp đầu tay của Phước Hòa
Thực ra, bất động sản công nghiệp không phải là lĩnh vực mới hoàn toàn đối với Phước Hòa. Từ năm 2005, đơn vị này đã góp vốn với đối tác để thành lập Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (Phước Hòa chiếm 32,85% vốn) - đơn vị đang vận hành khu công nghiệp Nam Tân Uyên.
Ngoài ra, Phước Hòa cũng sở hữu 80% vốn của Công ty cổ phần Khu công nghiệp Tân Bình. Đây là doanh nghiệp đang đầu tư khu công nghiệp Tân Bình giai đoạn 1 (được phê duyệt đầu tư năm 2012) ở huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) với diện tích 352ha, tổng vốn đầu tư 831 tỷ đồng. Khu công nghiệp Tân Bình đang hoàn thành thủ tục pháp lý để mở rộng lên 1.055 ha.
Năm 2020, bất động sản công nghiệp của Phước Hòa có hoạt động kinh doanh khá tốt.
Trong đó, Công ty CP Khu công nghiệp Tân Bình cho thuê được 8ha đất (đạt 133,5% kế hoạch năm). Lũy kế diện tích đất đã cho thuê là 211ha, chiếm 86% diện tích đất thương phẩm.
Trong năm 2020, có 11 dự án đi vào hoạt động, 11 dự án đang xây dựng, 6 dự án chưa xây. Lũy kế từ đầu đến nay có 49 dự án đã đi vào hoạt động, trong đó có 27 dự án vốn đầu tư trong nước, 22 dự án vốn đầu tư nước ngoài.
Tổng doanh thu năm 2020 của Công ty CP Khu công nghiệp Tân Bình đạt 387 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 272 tỷ đồng (đạt 145,5 % kế hoạch).
Ngoài ra, Phước Hòa cũng ghi nhận cổ tức đến từ khoản góp vốn đầu tư vào Công ty CP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên.
Ở những dự án “đầu tay”, Phước Hòa phát triển bất động sản công nghiệp với quy mô vừa hoặc thông qua liên doanh, liên kết. Nhưng trong kế hoạch sắp tới, Phước Hòa dường như tự tin hơn khi thành lập mới hai khu công nghiệp với quy mô lớn hơn, ngoài chức năng công nghiệp thì còn cả đô thị và dịch vụ là Hội Nghĩa và Bình Mỹ.
Nếu những dự án bất động sản công nghiệp này được triển khai đúng kế hoạch thì trong tương lai không xa, cùng với Becamex IDC, VSIP Group thì Phước Hòa cũng sẽ trở thành “ông lớn” trong mảng bất động sản công nghiệp ở Bình Dương.
Năm 2020, Phước Hòa đạt doanh thu thuần 1.631 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.382 tỷ đồng, tăng 227% so với năm trước. Đáng chú ý, khoản lợi nhuận khác đóng góp 934 tỷ đồng (đến từ tiền bồi thường dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng 860 tỷ đồng và 66 tỷ đồng thanh lý cây cao su) chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận trước thuế. Tại ĐHCĐ năm 2020 dự kiến tổ chức ngày15/6/2021, HĐQT sẽ trình phương án chia cổ tức năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 45%. Năm 2021, công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu công ty mẹ 2.129 tỷ đồng, giảm 4% so với năm ngoái; lợi nhuận trước thuế 865 tỷ đồng, giảm 25% so với năm 2020.
Theo ông John Campbell, Trưởng bộ phận Bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam, một số tập đoàn đa quốc gia đang e ngại trước mức tăng giá thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trọng điểm của Việt Nam hiện nay.
Bất động sản công nghiệp đang phát triển nhanh, không chỉ những gương mặt mới trong nước xuất hiện mà cả những tập đoàn tên tuổi trên thế giới cũng chọn Việt Nam làm điểm đến.
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.