Tiêu điểm
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đã gỡ được nút thắt về vốn
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, bài toán vốn đầu tư cho các hợp phần trong dự án cao tốc từ TP. HCM - Cần Thơ cơ bản đã có phương án giải quyết.
Tuy nhiên, trong phiên chất vấn của Quốc hội sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, vấn đề chính nằm ở đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, đến nay dự án này còn chưa mở thầu.
Ông Thể cho biết, đường cao tốc TP. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ là một trong những trục đường quan trọng nhất của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Chính phủ đã triển khai dự án này được 10 năm, tuy nhiên đến nay tiến độ vẫn chậm.
Đối với đoạn Trung Lương – Mỹ Thuận, Chính Phủ vừa có quyết định bổ sung 2.186 tỷ đồng để hỗ trợ nhà đầu tư, đồng thời đồng ý điều chỉnh lại tiến độ dự án. Phương án điều chỉnh cũng đã được UBND tỉnh Tiền Giang phê duyệt. Cách đây vài ngày, UBND tỉnh Tiền Giang cũng đã điều chỉnh phụ lục hợp đồng để đưa các điều khoản liên quan đến trách nhiệm của nhà đầu tư.
"Ngoài 2.186 tỷ đồng của Chính phủ hỗ trợ, nhà đầu tư đã bỏ vốn khoảng 3.000 tỷ đồng, số còn lại là vốn tín dụng. Vừa qua Chính phủ đã giao cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng hỗ trợ khoảng 6.000 tỷ đồng cho đoạn cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận", ông Thể cho biết thêm.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, với khoản đầu tư trên, năm 2020 sẽ thông xe đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, đồng thời hoàn thành năm 2021 đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tiến độ dự án đang được kiểm soát.
Đối với cầu Mỹ Thuận 2, Quốc hội đã bố trí 5.100 tỷ đồng, bộ đang làm hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán. Theo kế hoạch, quý I/2020, dự án sẽ khởi công, riêng hai đường vào cầu sẽ mở vào cuối năm 2019.
Đối với đoạn cuối cùng từ Mỹ Thuận đến Cần Thơ, ông Thể cho biết, dự án này chưa mở thầu, lý do là còn phải bổ sung nguồn vốn 932 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung nguồn vốn này, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có quyết định chính thức.
"Chúng tôi đã dự kiến từ đây đến cuối năm 2019 sẽ mở thầu đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, đồng thời sẽ làm việc với các địa phương để đẩy nhanh tiến độ về dự án này", ông Thể nói.
Dự kiến, đầu năm 2020, Bộ Giao thông vận tải sẽ sử dụng 932 tỷ đồng để giải quyết mặt bằng, đồng thời nhà đầu tư được lựa chọn sẽ tiến hành thiết kế và tổ chức thi công. Đến cuối năm 2020, nếu điều kiện thuận lợi, dự án cao tốc đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ sẽ hoàn thành được nền đường, còn mặt đường và thông xe thì khó khăn bởi đến thời điểm này dự án vẫn chưa được mở thầu.
Trước đó, tại cuộc họp bàn để tháo gỡ nút thắt về vốn tín dụng cho dự án Trung Lương - Mỹ Thuận, UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, nếu không có gì thay đổi, phần vốn ngân sách nhà nước 2.186 tỷ đồng sẽ được thông qua và giải ngân trong tháng 9/2019 này.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Mình Tú khẳng định, đây là dự án hiệu quả trong đầu tư thương mại, các ngân hàng cần mạnh dạn cho vay. Đề nghị các ngân hàng không áp đặt tỷ lệ vốn tự có của nhà đầu tư bằng 30% tổng mức đầu tư là điều kiện tiên quyết.
"Hiện nay, các ngân hàng không thiếu vốn, nếu có thiếu thì Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bù đủ vốn cho nhu cầu tín dụng của dự án", ông Tú nói.
Tư nhân xây cao tốc Bắc Nam, tại sao không?
Đảm bảo cho doanh nghiệp Việt tham gia đấu thầu cao tốc Bắc - Nam
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát lại dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đảm bảo một số tuyến đấu thầu cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia.
Tư nhân xây cao tốc Bắc Nam, tại sao không?
Những bài học từ Hàn Quốc cho thấy các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể chung tay với Nhà nước xây dựng tuyến cao tốc Bắc Nam, với điều kiện công bằng và minh bạch.
Doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có cơ hội làm tuyến cao tốc Bắc - Nam
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ Giao thông vận tải sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam. Các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có cơ hội tham gia thực hiện dự án này.
Yêu cầu ưu tiên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau
Trong các dự án giao thông trọng điểm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh ưu tiên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau, sớm nghiên cứu mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.