Tiêu điểm
Đảm bảo cho doanh nghiệp Việt tham gia đấu thầu cao tốc Bắc - Nam
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát lại dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đảm bảo một số tuyến đấu thầu cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia.

Trước việc nhiều nhà đầu tư trong nước cho rằng, nhiều tiêu chí đấu thầu tuyển đường cao tốc Bắc – Nam quá cao khiến họ khó tham gia, những gói thầu dễ rơi vào nhà đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, đây cũng là vấn đề Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo.
Về tiêu chí để sơ tuyển và đấu thầu đường cao tốc Bắc - Nam, theo ông Đông, Bộ Giao thông vận tải đã tổng hợp trình, báo cáo Chính phủ, Chính phủ báo cáo Quốc hội sau đó đã xác định những đoạn ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2021.
Để phân chia các dự án này, trong quá trình xem xét phân chia dự án, bộ đã đưa ra các tiêu chí, đánh giá thật kỹ. Đối với dự án phải xác định xây dựng và sẽ thu phí theo hướng đối tác công tư. Như vậy, cần xem xét đến tính hiệu quả của dự án, phải có kết nối với các trung tâm, kết nối với các đường hiện hữu hoặc vòng kết nối với Quốc lộ 1.
Tùy điều kiện địa hình và hệ thống đường đã có cũng như trung tâm kinh tế, chính trị dọc các tuyến để xác định các điểm đầu, điểm cuối của các dự án này. Với những tiêu chí này, bộ đã xác định các dự án có thể để bảo đảm vừa hiệu quả cũng như bảo đảm tính kết nối, thu phí hoàn vốn trong trường hợp kêu gọi nhà đầu tư tư nhân tham gia.
Theo quy định của pháp luật, nhà đầu tư phải có mức vốn của chủ sở hữu đạt 20% tổng mức đầu tư dự án mới đủ điều kiện để tham gia. Theo ông Đông, tiêu chí này được xác định trong phân đoạn của các dự án bảo đảm tính khả thi trong việc thu hút đầu tư, thu hồi vốn.
Việc đấu thầu của dự án đường cao tốc Bắc - Nam được áp dụng theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo Luật Đấu thầu là phải thực hiện đấu thầu. Tuy nhiên, trong Luật Đấu thầu có quy định trong trường hợp ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng thì các cấp thẩm quyền sẽ phê duyệt. Hiện dự án đang trong giai đoạn sơ tuyển, đánh giá sơ tuyển theo hình thức đấu thầu trước khi chính thức lựa chọn nhà thầu.
Bộ Giao thông vận tải đã tổng hợp báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định và thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, các cấp thẩm quyền liên quan đến vấn đề đấu thầu để bảo đảm phù hợp theo đúng quy định của pháp luật, quyết định của các cấp thẩm quyền, đặc biệt theo Nghị quyết 52 của Quốc hội, ông Đông nhấn mạnh.
Về quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cũng khẳng định, thời gian qua có tình trạng nhà đầu tư 0 đồng, năng lực tài chính không bảo đảm thực hiện dự án BOT, vì vậy trong lựa chọn nhà đầu tư các dự án trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phải loại luôn.
Đây là dự án huyết mạch với tổng chiều dài hơn 600km, tổng vốn đầu tư dự kiến hơn trăm nghìn tỉ đồng. Qua sơ tuyển hồ sơ mời thầu, có cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia dự án.
Tinh thần chỉ đạo chung của Chính phủ là đấu thầu quốc tế rộng rãi, công khai, minh bạch, không thất thoát, không tiêu cực để chọn các nhà thầu có năng lực. Bên cạnh đó việc triển khai dự án phải bảo đảm vấn đề chất lượng, an toàn.
Tuy nhiên, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát lại dự án, đảm bảo một số tuyến đấu thầu cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Được biết, năm 2017, Quốc hội đã có Nghị quyết số 52 thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Dự án được chia thành 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654 km, đi qua 13 tỉnh, thành phố. Tổng mức đầu tư của các dự án khoảng 118.000 tỷ đồng. Trong đó có hai dự án sẽ khởi công vào tháng 10/2019, và dự án cầu Mỹ Thuận sẽ được khởi công vào cuối quý I hoặc đầu quý II/2020.
Còn lại 8 dự án sẽ xem xét lại liên quan tới vấn đề đoạn tuyến, vấn đề quốc phòng an ninh, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục báo cáo Thủ tướng để xử lý đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội.
Chốt phương án đầu tư cao tốc Bắc Nam
Tư nhân xây cao tốc Bắc Nam, tại sao không?
Những bài học từ Hàn Quốc cho thấy các doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có thể chung tay với Nhà nước xây dựng tuyến cao tốc Bắc Nam, với điều kiện công bằng và minh bạch.
Doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có cơ hội làm tuyến cao tốc Bắc - Nam
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, Bộ Giao thông vận tải sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam. Các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có cơ hội tham gia thực hiện dự án này.
Yêu cầu ưu tiên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau
Trong các dự án giao thông trọng điểm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh ưu tiên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau, sớm nghiên cứu mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài.
Quảng Ninh khởi công dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hơn 11.000 tỷ
Cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (Quảng Ninh) dự kiến vận hành vào năm 2021, rút ngắn thời gian từ Vân Đồn đi Móng Cái từ 2 giờ xuống còn 50 phút.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.
Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.
Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.