Diễn đàn quản trị
'Ngành nhân sự ở Việt Nam đang hết sức lạc hậu'
Theo ông Ngô Đình Đức, nhà sáng lập và CEO của Công ty dịch vụ tư vấn POCD, ngành nhân sự ở Việt Nam đang hết sức lạc hậu, chẳng biết có đang ở thời điểm cách mạng 2.0 hay không nữa?
Kết quả thu được từ một cuộc khảo sát quy mô lớn POCD thực hiện năm 2016 với mẫu là 100 doanh nghiệp chuyên về sản xuất (60% trong đó đã niêm yết trên sàn chứng khoán) rất tệ, ông Đức cho biết.
Theo đó, có tới 95% công ty khảo sát không có sự gắn kết giữa chiến lược kinh doanh và kế hoạch nhân sự; trên 90% công ty thiếu phương pháp thực thi, không có mô hình để triển khai, không có hệ thống tự động mô tả công việc cho nhân viên;
95% công ty thiếu các công cụ quản trị nhân sự; 90% bộ phận HR không có/thiếu dữ liệu để ra các quyết định và tham mưu chiến lược cho lãnh đạo; chỉ 6% có đầu tư công nghệ cho quản trị nhân sự.

Tại hội thảo Công nghệ 4.0 làm thay đổi cách thức quản trị nhân sự, bà Lê Hà Mai Thảo, Phó tổng giám đốc điều hành DKRC nhìn nhận, đã đến lúc những người làm trong ngành nhân sự/doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi quyết liệt hơn nữa, để bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Sau 20 hoạt động trong ngành nhân sự, bà Mai Thảo đúc kết được 6 giải pháp giúp các doanh nghiệp vượt qua thách thức trong thời đại công nghệ gồm:
Thiết lập bộ máy nhân sự thích nghi với thời đại công nghệ cao: thường xuyên truyền thông nội bộ đến các quản lý cấp cao về việc cần phải nắm lấy cơ hội dẫn đầu với công nghệ 4.0, có KPI về năng suất và tư duy.
KPI tư duy: chúng ta có 5 năng lực tư duy cơ bản là thay đổi, kinh nghiệm, logic, sáng tạo (logic + khác biệt), đột phá (logic + khác biệt + độc đáo). Lãnh đạo phải là người giỏi thích nghi với những thay đổi của thời cuộc, giỏi giao tiếp đa phương thức và có tư duy tích cực. Nếu một lãnh đạo không có tư duy tốt và rộng mở thì làm sao có thể dẫn dắt doanh nghiệp tiến lên phía trước!
Tuyển chọn nhân tài: nhiều bộ phận nhân sự trong các công ty không nghiêm túc đồng hành với các nhân viên trong công tác nhân sự. Công tác đánh giá nhận thức hội nhập phải được làm xuyên suốt quá trình thử việc, qua gặp gỡ trực tiếp hoặc test bằng văn bản. Từ nhận xét của người mới, chúng ta có thể bổ sung thêm những giá trị khác cho công ty, đồng thời giúp nhân sự và công ty hiểu rõ nhau hơn.
"Theo quan điểm của tôi, tuyển thì phải dụng được, tuyển chọn nhân tài là phải tuyển đúng người, đúng thời điểm và làm việc đúng cách", bà thảo nói.
Nâng cao và phát triển nguồn nhân lực nội bộ: hiền tài nội bộ hiện đang là lợi thế cạnh tranh của không ít doanh nghiệp lớn nội địa. Muốn có nguồn nhân lực bên trong chất lượng, doanh nghiệp cần phải đào tạo họ liên tục, có thể cử đi học các khóa ngắn hạn trong và ngoài nước hay mời thầy đến công ty dạy. Hiện nay, có thêm một phương thức đào tạo mới khá tiện lợi là đào tạo trực tuyến – e-learning.
Xây dựng đội ngũ kế thừa: hoạch định xem vị trí nào cần đội ngũ kế thừa và ai sẽ là người 'được chọn', sau đó có kế hoạch đào tạo thích hợp để chuẩn bị tốt nhất cho họ, có thể đảm nhiệm vị trí mới.
Cải thiện chính sách nhân sự: để không phải than thở tại sao mình cứ đào tạo nhân sự cho…đối thủ, các doanh nghiệp cần phải bổ sung thêm các quyền lợi vào chính sách nhân sự, làm họ gắn bó hơn với mình, như ESOP. Tuy nhiên, những bổ sung đó phải phù hợp với quyền lợi của doanh nghiệp và phù hợp với mong muốn của người lao động trong thời đại công nghệ 4.0.
Để giữ được nhân sự, chúng ta cần có hành động gắn bó nhân viên với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài lương thưởng, phải có chính sách thăng tiến, làm họ cảm thấy luôn được phát triển khi ở trong công ty. Ngoài ra, tùy vào nhu cầu của từng nhân sự, chúng ta có thể đáp ứng họ; nhu cầu mỗi người khác nhau: người thích nhiều tiền, người muốn ổn định, kẻ yêu thách thức…
"Tài năng của người lãnh đạo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ nhân tài, nhất là ở những công ty startup. Ông chủ cần phải biết truyền cảm hứng, niềm tin gắn kết giữa nhân viên – công ty, trao quyền và ủy quyền hợp lý", bà Thảo bổ sung.
Tự động hóa công tác quản trị nguồn nhân lực: hệ thống quản lý nhân sự điện tử - e-HRM có đầy đủ các công cụ về: quản lý tuyển dụng, đào tạo và phát triển, nhân sự, chấm công, tính lương, hiệu suất, năng lực…
Nhiều doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam có những cách tuyển dụng và quản lý nhân sự độc đáo khác nhau đáng để chúng ta học hỏi. Ví dụ như Coteccons với chương trình ươm mầm tài năng, săn tài năng ngay từ giảng đường đại học bằng cách trao học bổng cho các sinh viên khá giỏi ở các trường Đại học Bách Khoa, Xây dựng…
Hay Vinamilk với chương trình quản trị viên tập sự, một sinh viên ra trường, nếu theo chương trình này của Vinamilk, chỉ cần trong vòng 5 năm có thể lên chức phó phòng hoặc trưởng phòng. Chương trình này nhằm giảm sức ì cho nhân viên Vinamilk, thúc đẩy họ luôn phải cố gắng hết sức nếu muốn lên làm lãnh đạo.
Tập đoàn Thành Thành Công cũng có một chương trình quản lý nhân sự thú vị là giám đốc lưu động. Trong 1 năm, giám đốc/trưởng phòng từ công ty con này sẽ được điều chuyển qua đảm nhận vị trí tương đương ở công ty con khác trong 2 tuần.
Sau 2 tuần, trước khi quay về chỗ cũ, vị giám đốc lưu động này sẽ có một buổi chất vấn mặt đối mặt với vị giám đốc đương nhiệm, về những vấn đề chưa ổn trong công ty mà anh này phát hiện được.
Những thách thức sống còn của ngành nhân sự thời cách mạng 4.0
Chuyên gia ngoại chia sẻ xu hướng mới trong quản trị nhân sự 2018
Giữ chân người tài bằng mức lương cao và các khoản thưởng lớn có thể đảm bảo nguồn lực đầu vào chất lượng. Tuy nhiên, duy trì nguồn lực ấy một cách thông minh lại là chuyện đường dài, trong đó công nghệ đóng vai trò không nhỏ.
Ngành nhân sự trước áp lực công nghệ 4.0
Cũng như các ngành nghề khác, ngành nhân sự không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
'Đột phá về lãnh đạo và nhân sự để thành công' cùng bậc thầy quản trị số 1 thế giới Dave Ulrich
Giáo sư Dave Ulrich được tạp chí Business Week đánh giá là bậc thầy về quản trị; tạp chí Forbes xếp hạng ông là một trong 5 nhà cố vấn quản trị hàng đầu thế giới.
Chuyên gia nhân sự chia sẻ bí quyết cạnh tranh với công ty ngoại ngay trên sân nhà
Những kinh nghiệm thực chiến trước đối thủ cạnh tranh là các công ty đa quốc gia ngay trên sân nhà của ông Đỗ Xuân Tùng, Giám đốc Công ty Tư vấn và đào tạo Nhân Việt.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI
Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.
Từ ngân hàng số đến siêu máy tính: Cách AI cách mạng hoá hiệu suất kinh doanh
Các sáng kiến mới trong trí tuệ nhân tạo và bán dẫn đang thúc đẩy những đột phá quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho nhiều lĩnh vực.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.