TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Sau các dự án trồng cây dược liệu, bất động sản công nghiệp quy mô hàng nghìn tỷ đồng từ Bắc vào Nam, Capella Group tiếp tục mở rộng danh mục đầu tư bằng siêu dự án đô thị nghỉ dưỡng hơn 4.300ha tại tỉnh Quảng Nam.
Cụ thể, Capella Group vừa đề xuất UBND tỉnh Quảng Nam cho phép nghiên cứu, tài trợ quy hoạch khu đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Tây Bà Nà.
Dự án có quy mô khoảng 4.333ha (thuộc xã Ba, xã Tư, huyện Đông Giang), Capella Group cam kết tự bỏ kinh phí, không đòi bồi hoàn kinh phí tài trợ lập quy hoạch. Hiện UBND tỉnh đang chỉ đạo địa phương hướng dẫn Capella Group phạm vi nghiên cứu, khảo sát, đề xuất.
Trước đó ít ngày, tỉnh Quảng Nam ra quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi quyết định chủ trương đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp Tây Bà Nà tại xã Ba, huyện Đông Giang.
Nguyên nhân là Công ty CP Toàn cầu TMS (chủ đầu tư dự án) thông báo chấm dứt hoạt động của dự án. Tỉnh này Quảng Nam cũng đã thông báo việc chấm dứt hoạt động của dự án, thu hồi bản gốc quyết định chủ trương đầu tư (ban hành tháng 5/2019).
Cuối năm 2021 vừa qua, Capella Group đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án trồng cây dược liệu tại tỉnh Kon Tum. Dự án hướng tới trồng cây dược liệu Sâm Ngọc Linh, Sơn Trà, Đẳng Sâm, Ngũ Vị Tử, Đương Quy,…), trồng thử nghiệm, nhân giống; bảo tồn một số giống dược liệu đặc hữu của địa phương.
Dự án có quy mô diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 1.922ha, công suất thiết kế, sản phẩm, dịch vụ cung cấp gồm 200ha Sâm Ngọc Linh với khoảng 8,2 triệu cây; 400ha Lan Kim Tuyến với khoảng 10 triệu cây; 1.312ha Đẳng Sâm với khoảng 13 triệu cây.
Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 1.490 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn góp của nhà đầu tư 222 tỷ đồng; vốn vay, vốn hỗ trợ hơn 1.263 tỷ đồng.
Thành lập vào tháng 7/2015, Capella Group (khi đó có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng) do ông Phương Hữu Việt (nguyên Chủ tịch HĐQT VietA Bank và Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương) làm chủ tịch hội đồng quản trị. Tới giữa năm 2021, lần lượt các cổ đông lớn được thay đổi từ ông Nguyễn Văn Trọng, Phó tổng giám đốc phụ trách VietA Bank (nắm 98% vốn Capella Group) sang ông Phương Minh Tuấn (60% vốn) …
Hệ sinh thái Capella Group được biết tới với những mắt xích hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau như: Công ty CP Đầu tư Infinity Group (vốn điều lệ 800 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản); Công ty CP Bất động sản Capella (Capella Land), Công ty TNHH Đầu tư Capella Hà Nam, Công ty CP Capella Quảng Nam, Công ty TNHH Đầu tư Capella Bắc Giang.
Qua đó, Capella Group đầu tư vào các dự án như khu công nghiệp Thanh Liêm 293ha (Hà Nam), khu công nghiệp Tam Thăng II quy mô 103ha tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) và Cụm công nghiệp Nham Sơn - Yên Lư 75ha (Bắc Giang), khu công nghiệp Nhân Hòa - Phương Liễu 44,9ha (Bắc Ninh), khu công nghiệp An Việt - Quế Võ 6 (Bắc Ninh)…
Tính tới đầu năm 2022, Capella Group có vốn điều lệ 3.600 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm: ông Phương Minh Tuấn (30% vốn điều lệ), bà Nguyễn Thu Hằng (30%) và bà Phương Thùy Liên (40%).
Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.
Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?
Sau cú sụt mạnh, giá vàng bước vào vùng nhiễu loạn. Dự báo giá vàng tuần tới tràn ngập sự bất định và tâm lý e ngại lan rộng khắp thị trường.
Trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.