Khởi nghiệp
CEO Chozoi: Chúng tôi là biến số mới trong lĩnh vực thương mại điện tử
Ngành Thương mại điện tử đang chứng kiến cuộc đua đốt tiền để chiếm lĩnh thị trường vô cùng tàn khốc. Phá vỡ giới hạn ngầm, một doanh nghiệp Việt đang từng bước chinh phục sân chơi này.
Mô hình thương mại điện tử (TMĐT) hiện đang có sức hấp dẫn hơn hẳn thị trường thương mại truyền thống, nhà đầu tư đang ra sức kêu gọi vốn để thu hút người dùng và chiếm lĩnh thị phần.
Hiện nay, những cái tên nổi bật của thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam phải kể đến như Shopee, Lazada, Tiki,... Trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt này, tham vọng gia nhập thị trường thương mại điện tử là khao khát của nhiều startup trẻ, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp Việt đã "chết yểu" vì chọn sai hướng đi.
CEO của sàn thương mại điện tử Chozoi, ông Lưu Vĩnh Lộc phân tích: “Hướng tới cạnh tranh là cách làm không khôn ngoan, vì các ông lớn trong lĩnh vực thương mại điện tử đều như cá mập, sở hữu tiềm năng tài chính khủng”.
Nỗi lo cạnh tranh khiến nhiều doanh nghiệp đang tự vạch ra giới hạn ngầm cho chính mình, không nhiều người dám nghĩ đến chuyện khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Nhìn nhận thực tế, ông Lộc cũng rút ra được bài học xương máu: “Điên cuồng đốt tiền vào các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng không khác gì tự cắt da thịt mình, càng chạy đua thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ càng khát vốn”.

Dù có những quy tắc ngầm mà ai cũng hiểu, tuy nhiên thị trường ngách còn đang bị bỏ ngỏ và nhiều tiềm năng. Đối chiếu với nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu trao đổi giữa cá nhân với cá nhân là rất lớn
CEO Lưu Vĩnh Lộc cùng đội ngũ của mình liều lĩnh ra mắt sàn thương mại điện tử Chozoi theo mô hình đấu giá. Sàn thương mại điện tử này được kỳ vọng mở ra một hướng đi riêng, phá vỡ như quy tắc ngầm bấy lâu trong lĩnh vực số hóa thương mại.
Thông qua Chozoi, CEO Lưu Vĩnh Lộc khởi xướng mô hình ba bên cùng có lợi, anh nói: “Dễ dàng nhận thấy lợi ích lớn nhất mà khách hàng có thể nhận được là sự hứng khởi khi chinh phục mức giá và sở hữu sản phẩm một cách hợp lí”.
Ngay cả khi giá trị sản phẩm được bán thông qua đấu giá thấp hơn giá niêm yết, cá nhân bên phân phối cũng không bị thiệt thòi. Mỗi phiên đấu giá tại Chozoi có hàng trăm ngàn lượt đấu được thông qua, chênh lệch về giá được coi như chi phí quảng cáo sản phẩm.
Khác với số đông sàn thương mại điện tử từng xuất hiện ở Việt Nam, Chozoi áp dụng hình thức mua bán thông qua đấu giá. Mô hình này đã xuất hiện phổ biến ở nước ngoài, tuy không mới nhưng vẫn còn lạ lẫm với đa số người Việt. Choizoi sử dụng hình thức trao đổi mua bán này, với quan điểm “thuận mua vừa bán” của người Việt.

Giấc mơ số hóa các gian hàng, số hóa chợ, đưa Việt Nam bắt kịp với xu hướng thế giới, đã giúp anh Lưu Vĩnh Lộc dám thử thách và tìm đến những điều khác biệt.
CEO Chozoi gọi đây là một biến số khó đoán giống như các phiên đấu giá vì luôn mang yếu tố bất ngờ. Bên cạnh đó, ông cho rằng: “Dù không phải đơn vị đầu tiên nhưng chúng tôi sẽ là đơn vị làm tốt nhất, phát triển nhất, để mỗi khi nhắc đến đấu giá là nhớ ngay đến Chozoi và ngược lại”.
Ở giai đoạn sơ khai này, Chozoi đang cố gắng hoàn thiện công nghệ, chuẩn bị cho mình nội tại thật tốt. Đầu vào sản phẩm được đảm bảo và cam kết rõ ràng về chất lượng. Chính sách đổi trả được công khai giúp khách hàng hoàn toàn tin tưởng và an tâm hơn.
Thay vì sớm gọi vốn như các sàn thương mại điện tử khác, Chozoi cố gắng tự đứng trên đôi chân của chính mình để tạo ra sự tăng trưởng bền vững, đem đến niềm tin cho nhà đầu tư. Bên cạnh đó, CEO Lưu Vĩnh Lộc mong muốn có một sàn thương mại điện tử của Việt Nam, giữ vai trò là người trung gian, tạo sự uy tín hơn cho người mua hàng.
Vị CEO tham vọng miếng bánh thị phần thương mại điện tử phải được chia lại cho người Việt một cách xứng đáng. Do vậy, Chozoi sẽ không chỉ là sàn đấu giá đơn thuần, sàn thương mại điện tử này sẽ xây dựng một hệ sinh thái phù hợp với mọi phân khúc khách hàng.
Ngọn hải đăng nào giúp doanh nghiệp vượt bão?
Dấu ấn startup giải pháp công nghệ thực phẩm
Vì từng mang khối u trong người, nhà sáng lập Nguyễn Thị Hiền mong muốn ứng dụng công nghệ dinh dưỡng cho các gia đình Việt, đồng thời tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu của Việt Nam, cho ra đời startup 365 Begin.
Startup bản đồ xe buýt chống Covid-19 nhận đầu tư 1,5 triệu USD
Đến nay, BusMap đã có hơn 2 triệu người dùng, thực hiện 50 triệu chuyến đi và trở thành ứng dụng giao thông cộng cộng miễn phí được tải về top đầu tại Việt Nam.
Startup thịt thực vật VMEAT được các Shark săn đón
VMEAT là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đã nghiên cứu thành công ra sản phẩm thịt thực vật hướng tới các doanh nghiệp F&B, nhất là các chuỗi nhà hàng chay.
Startup E Link Gate được Shark Bình rót vốn
Nhận thấy từ đại dịch Covid-19, xu hướng làm việc từ xa ngày càng tăng cao, startup E LINK GATE muốn tiến ra thị trường thế giới, và xây dựng nền tảng “Uber cho IT support”.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.