Diễn đàn quản trị
CEO Saigon Books Nguyễn Tuấn Quỳnh: Để khởi nghiệp bớt… đau thương!
Có rất nhiều doanh nhân thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ có thể học hỏi từ những cố vấn giàu kinh nghiệm và những cuốn sách. Nên tinh thần học hỏi là điều không thể thiếu ở người doanh nhân khởi nghiệp.
Liệu có thành công chỉ với…niềm tin?
Nguyên - 23 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học tại Mỹ và hăm hở về Việt Nam khởi nghiệp. Em đã theo học một khoá đào tạo về mô hình kinh doanh được dẫn dắt bởi một doanh nhân người Mỹ nổi tiếng. Trong khoá học, các câu chuyện thành công của học viên khoá trước được chia sẻ. Em như được tái sinh lần nữa. Em khát khao thành công. Em mơ đến một ngày, em trở thành doanh nhân trẻ thành công nhất Việt Nam. Em tự tin mang mô hình vừa được học đó về nước, mặc cho gia đình can ngăn vì muốn em lập nghiệp ở Mỹ.
Thông qua hai mối quan hệ, Nguyên tìm gặp tôi. Trong khi, tôi quần jeans áo thun ngồi cafe thì em mặc vest, cravat nghiêm túc. Mô hình kinh doanh của em là tạo ra một Hội đồng quản trị (HĐQT) mạnh, sau đó, vay vốn từ ngân hàng và đi mua lại các doanh nghiệp nhỏ trong cùng một ngành để tạo ra một doanh nghiệp lớn hơn. Em sẽ thoái vốn bằng cách niêm yết doanh nghiệp này hoặc bán đi.

Nguyên muốn đầu tư vào một ngành mà em nghĩ là tiềm năng nhưng không có chút kinh nghiệm, kiến thức. Em cũng chưa hình dung được việc điều hành doanh nghiệp sẽ như thế nào. Em chỉ có niềm tin là em sẽ thuyết phục được ngân hàng cho em vay với lãi suất thấp và thuyết phục thành công các doanh nghiệp nhỏ đồng ý cho em mua lại. Việc điều hành doanh nghiệp sẽ do HĐQT thực hiện.
Tôi phân tích cho em thấy những khó khăn khi tham gia vào ngành mà em chọn, những điểm phi thực tế trong mô hình kinh doanh này. Đồng thời, tôi cũng từ chối tham gia vào HĐQT của em. Tôi khuyên em nên chấp nhận đi làm thuê một thời gian để tích luỹ kinh nghiệm, kiến thức về thị trường, tạo dựng mối quan hệ. Đồng thời, em nên đọc sách về quản trị. Em lắc đầu và vẫn rất kiên định với lựa chọn của mình. 5 ngày sau, em điện thoại cho tôi và hỏi thăm thông tin về một ngành khác. Tôi cho em vài cái tên doanh nghiệp trong ngành để em tìm hiểu.
Thật sự, tôi rất ấn tượng về sự tự tin của em. Tuy nhiên, ngoài sự tự tin đó và niềm tin vào mô hình kinh doanh được học, em không có gì hết. Em sẽ thành công với niềm tin của mình hay không? Tôi chỉ mong em ít va vấp!
Theo một số kết quả nghiên cứu của Kauffman Foundation, Đại học Duke và Viện Nhà sáng lập, cho thấy độ tuổi trung bình của một doanh nhân là 40 khi họ bắt đầu khởi nghiệp. Khi lập ra một dự án khởi nghiệp tăng trưởng tốt, thì chủ doanh nghiệp trên 55 tuổi nhiều gấp đôi những người dưới 35 tuổi.
Có rất nhiều doanh nhân thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Họ có thể học hỏi từ những cố vấn giàu kinh nghiệm và những cuốn sách. Nên tinh thần học hỏi là điều không thể thiếu ở người doanh nhân khởi nghiệp.
Vì vậy, để khởi nghiệp bớt đau thương, bên cạnh sự tự tin, rất cần những trải nghiệm bản thân, cũng như chọn cho mình những cố vấn giàu kinh nghiệm và đọc các cuốn sách hay!
Bình tĩnh với giấc mơ của mình
Ba năm trước, lần đầu tiên tôi gặp Hồng tại cuộc thi khởi nghiệp. Dự án của em được lọt vào vòng chung kết Top 100 nhưng không nằm trong nhóm được giải. Khi đó, em đang còn là sinh viên. Em giờ làm marketing cho một công ty lớn, thu nhập tốt.
Hồng hẹn tôi cafe. Câu chuyện không liên quan đến công việc hiện nay mà là hành trình 3 năm qua của em cùng dự án của mình. Em vẫn đang đeo đuổi nó. Em đã đi gặp hàng trăm người, tham khảo nhiều mô hình tương tự, tự học thiết kế website và đêm về, vẫn thao thức với dự án. Câu hỏi đau đáu của em là: tại sao dự án tương tự tại Trung Quốc rất thành công mà Việt Nam thì chưa làm được?
Em cần tôi tư vấn về các số liệu đầu ra. Đây là những thông tin mà chỉ có người trong ngành xuất bản mới biết. Dự án của em là phần bổ sung cho hệ sinh thái kinh doanh của tôi. Nên việc tôi xem xét đầu tư là khả thi. Em cho biết, em sẵn sàng nghỉ việc để theo đuổi tiếp tục dự án. Em coi nó là sứ mệnh của mình.
Nhưng em cũng rất tỉnh táo. Em nói, cho em thêm thời gian để lập phương án kinh doanh trên cơ sở các thông tin được cập nhật. Nếu dự án chưa có hiệu quả thì em sẽ tiếp tục nghiên cứu để tìm thêm nguồn doanh thu. Em hứa sẽ quay lại cafe với tôi khi có được demo sản phẩm và phương án kinh doanh cụ thể. Tôi có hỏi em: nếu các “ông lớn” nhảy vào lĩnh vực này thì sao?
Em tự tin cho biết với mối quan hệ mà em đang có, cùng kiến thức và sự quyết tâm, cộng thêm sự giúp sức của tôi thì dự án vẫn “đứng được”. Nếu cạnh tranh khốc liệt quá, có thể đàm phán để bán lại doanh nghiệp cho đối thủ. Em sẽ xây dựng công ty đủ “hấp dẫn” để bán lại khi cần. Với em, quan trọng nhất là “tạo được sân chơi” cho các bạn trẻ Việt. Còn em có làm chủ hay chỉ làm thuê cho dự án này không phải là điều quan trọng nhất!
Và trong thời gian đó, em vẫn tiếp tục đi làm thuê. Tôi hỏi, quản lý của em có biết em đang đeo đuổi dự án này không? Em trả lời là có. Em vẫn làm tốt công việc chuyên môn của mình vì nó giúp em có thêm kinh nghiệm và thu nhập. Đây là công ty lớn nên khi em vẫn đảm bảo được KPI thì không bị điều tiếng gì.
24 tuổi, cứ bình tĩnh với giấc mơ của mình, em nhé!
'Khởi nghiệp không khéo là bước thẳng vào một đại dương đã nhuộm màu đỏ choé'
Đây là thời điểm vàng để khởi nghiệp ở Việt Nam
Giá nhân công rẻ, hệ sinh thái khởi nghiệp gắn kết, được nhà nước hỗ trợ tối đa…, những lợi thế này khiến Việt Nam, trong mắt những nhà khởi nghiệp nổi tiếng ở châu Á và thế giới, đang là miền đất hứa cho giới khởi nghiệp.
'Doanh nghiệp khởi nghiệp hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất'
Đó là khẳng định của ông Phan Hữu Lộc, Giám đốc Công ty Đào tạo nhân lực Việt khi đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.