JICA: Chuyên gia Nhật Bản nhận lương 700 triệu đồng/tháng ở Việt Nam là không chính xác

Quỳnh Chi Thứ bảy, 08/09/2018 - 07:30

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) - đơn vị đại diện cho Nhật Bản trong việc hợp tác, phát triển ODA khẳng định, mức lương trung bình hàng tháng của các chuyên gia Nhật được trích dẫn trong văn bản của Bộ Tài chính là không chính xác.

JICA khẳng định mức lương 700 triệu đồng chuyên gia Nhật ở Việt Nam là không chính xác.

Phản hồi về thông tin liên quan đến mức lương trung bình hàng tháng 700 triệu đồng chưa kể các khoản phụ cấp của các chuyên gia Nhật Bản được trích trong báo cáo của Bộ Tài chính gửi Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn bị thẩm định các dự án vay Nhật Bản tài khóa 2018, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) khẳng định: Con số này là không chính xác vì mức lương thực tế hàng tháng sẽ được xác định dựa trên kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua đấu thầu cạnh tranh.

"Chúng tôi đưa ra các hướng dẫn về đơn giá nhằm ước tính chi phí, nhưng đơn giá này cũng không thể nằm ngoài phạm vi cho phép và phía Việt Nam cũng như JICA luôn xem xét cẩn thận đơn giá này trong thời gian thẩm định", JICA cho biết.

Liên quan đến thông tin cho rằng mức lương của các chuyên gia Nhật cao hơn khoảng 20 - 25% so với mức lương trung bình của tư vấn nước ngoài trong các dự án sử dụng vốn vay ODA khác, cơ quan này cũng cho biết, mức lương được xác định dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu, nên không phải là một đơn giá cố định. 

Trong quá trình tham vấn, tổ chức này cho biết đã thảo luận kỹ lưỡng với phía Việt Nam về tính phù hợp của đơn giá với các định mức chi phí của Việt Nam, do đó, mức giá được áp dụng đa phần là giống với các dự án tương tự do các nhà tài trợ khác thực hiện tại Việt Nam.

Liên quan đến vốn vay ODA, JICA khẳng định, tỷ trọng của hoạt động tư vấn trong các dự án vốn vay ODA Nhật Bản không cao nên báo cáo cho rằng chi phí tư vấn làm cho tổng số tiền vay leo thang là không chính xác. Cơ quan này cũng đồng ý với ý tưởng rằng chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy sự tham gia của các chuyên gia tư vấn địa phương trong các dự án ODA ở Việt Nam.

Về việc các khoản vay ODA của Nhật Bản đã được áp dụng cho các dự án tại Việt Nam, với tỷ lệ ưu đãi bị sụt giảm, JICA cho biết, các điều khoản và điều kiện của vốn vay ODA Nhật Bản được thiết lập dựa trên mức thu nhập của các nước tiếp nhận (tổng thu nhập quốc dân GNI/đầu người). 

Hỗ trợ phát triển (mức hỗ trợ, trọng tâm hỗ trợ và điều kiện hỗ trợ vv..) sẽ biến chuyển cùng với sự phát triển (mức tăng thu nhập) của nước tiếp nhận. Như vậy, mức độ ưu đãi của các điều khoản và điều kiện của ODA Nhật Bản đã thay đổi khi mức thu nhập của Việt Nam được xếp hạng vào hạng mục "thu nhập trung bình thấp".

Mặc dù vậy, sự gia tăng của lãi suất là rất nhỏ, từ 1,4% lên 1,5% cho các điều khoản không ràng buộc, đồng thời yếu tố không hoàn lại trong vốn vay ODA Nhật bản theo cách tính của OECD-DAC vẫn còn cao. Hơn nữa, mức độ ưu đãi của ODA Nhật Bản có thể được nhận thấy thông qua so sánh với các nhà tài trợ đa phương và song phương khác.

Kể từ tháng 7/2017, các nhà tài trợ đa phương đã bắt đầu dừng cung cấp các khoản vay ODA cho Việt Nam (Việt Nam đã tốt nghiệp các khoản vay IDA của WB vào tháng 7/2017 và sẽ tốt nghiệp các khoản vay hỗn hợp ODA và vay ưu đãi OCR của ADB vào tháng 1/2019). 

Ngược lại, với việc thiết lập các điều khoản và điều kiện cho vay của mình dựa trên định nghĩa ODA của OECD-DAC, JICA cho biết có thể tiếp tục cung cấp các khoản vay ODA cho Việt Nam đến khi tốt nghiệp hạng mục "Thu nhập trên trung bình" (hiện được định nghĩa là có mức GNI/đầu người trên 12.235 USD) và xem xét sự tăng trưởng kinh tế hiện tại, Việt Nam có thể tiếp tục sử dụng các khoản vay ODA của Nhật Bản trong nhiều thập kỷ tới.

Cơ quan này cũng cho hay, các điều khoản và điều kiện của khoản vay ODA của JICA nói chung là ưu đãi, với lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài (30 - 40 năm), là điều mà thị trường tài chính tư nhân không thể cung cấp. 

Lãi suất và thời hạn trả nợ được chia thành bốn loại bao gồm: điều kiện không ràng buộc; điều kiện ưu đãi; điều kiện ưu đãi cho yêu cầu kỹ thuật cao; và điều khoản đặc biệt dànhcho đối tác kinh tế (STEP); và khi càng nhiều điều kiện được áp dụng, thì lãi suất và thời hạn trả nợ càng trở nên thuận lợi hơn cho bên vay. 

Trong 4 loại hình cấp vốn, có một số lựa chọn và bên vay có thể chọn (các) loại khoản vay phù hợp nhất với dự án cũng như thời hạn trả nợ theo nhu cầu của mình. Hầu hết các bên vay thường chọn loại hình có lãi suất cố định với thời hạn trả nợ dài nhất, và JICA khẳng định không áp đặt lãi suất thả nổi đối với Việt Nam.

Theo JICA, Việt Nam hiện được xếp vào các nước có mức thu nhập trung bình thấp, lãi suất áp dụng là 0,1% - 1,5% mỗi năm và thời gian trả nợ là 30-40 năm với 10-12 năm ân hạn, đó là một điều kiện rất thuận lợi. Lãi suất áp dụng trong tài trợ cho dịch vụ tư vấn là 0,01%.

Tại Việt Nam, thị trường vốn dài hạn vẫn chưa trưởng thành. Phần lớn trái phiếu chính phủ Việt Nam có kỳ hạn chủ yếu chỉ từ 3 đến 5 hoặc 10 năm. Do đó, JICA đặt vấn đề là làm sao có thể huy động vốn với lãi suất thấp và thời gian trả nợ, thời gian ân hạn dài.

Hơn nữa, khoản vay ODA của Nhật Bản thường được cung cấp kết hợp với viện trợ không hoàn lại dưới hình thức nghiên cứu khả thi hoặc hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án. Vốn trong nước không có những ưu điểm như vậy.

JICA lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 56 tỷ đồng cho metro Bến Thành - Suối Tiên

JICA lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 56 tỷ đồng cho metro Bến Thành - Suối Tiên

Tiêu điểm -  6 năm
Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết các vấn đề chung trong quá trình thực hiện của nhiều dự án ODA trong đó có dự án đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên vẫn là sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam.
JICA lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 56 tỷ đồng cho metro Bến Thành - Suối Tiên

JICA lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 56 tỷ đồng cho metro Bến Thành - Suối Tiên

Tiêu điểm -  6 năm
Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết các vấn đề chung trong quá trình thực hiện của nhiều dự án ODA trong đó có dự án đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên vẫn là sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam.
JICA lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 56 tỷ đồng cho metro Bến Thành - Suối Tiên

JICA lý giải nguyên nhân chậm thanh toán 56 tỷ đồng cho metro Bến Thành - Suối Tiên

Tiêu điểm -  6 năm

Ông Konaka Tetsuo, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết các vấn đề chung trong quá trình thực hiện của nhiều dự án ODA trong đó có dự án đường sắt đô thị TP. HCM tuyến số 1 đoạn Bến Thành - Suối Tiên vẫn là sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam.

Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc

Việt Nam là nước nhận viện trợ ODA lớn nhất của Hàn Quốc

Đầu tư -  6 năm

Hàn Quốc tiếp tục đứng đầu trong các quốc gia đầu tư vào Việt Nam và đứng thứ 2 trong các đối tác cung cấp vốn ODA (sau Nhật Bản). Trong khi đó, về du lịch, những năm gần đây, Hàn Quốc cũng nổi lên là một trong những thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam (lớn thứ 2 sau Trung Quốc).

Trưởng đại diện JICA Nhật Bản: 'Hiệu quả BRT còn phụ thuộc người đi xe buýt có chấp nhận sử dụng hay không'

Trưởng đại diện JICA Nhật Bản: 'Hiệu quả BRT còn phụ thuộc người đi xe buýt có chấp nhận sử dụng hay không'

Leader talk -  7 năm

Để mô hình xe buýt BRT hoạt động có hiệu quả, không phải chỉ phụ thuộc vào tình trạng giao thông hiện tại, luật hiện hành mà còn do người đi xe buýt có chấp nhận và sử dụng không.

Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

Tiêu điểm -  7 năm

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương, giai đoạn 2016 - 2020.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  13 phút

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  3 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  17 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  17 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  20 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  21 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  22 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.