Bất động sản
Chi phí quản lý vận hành nhà chung cư, văn phòng tăng do dịch bệnh
Dịch bệnh Covid-19 khiến chi phí dành cho hoạt động vệ sinh các toà nhà chung cư, văn phòng tăng cao đột biến nhằm đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân.
Dữ liệu trong báo cáo toàn cầu về ngân sách quản lý tòa nhà thương mại 2020 của tổ chức nghiên cứu về bất động sản Propmodo cho thấy, một trong những khoản chi tăng mạnh nhất thuộc về hạng mục dọn dẹp và vệ sinh. Hơn một nửa các đơn vị tham gia báo cáo đánh giá mức tăng từ 10% trở lên.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo, việc khử trùng không gian công cộng và làm sạch bề mặt có tác dụng tích cực trong giảm lây nhiễm Covid-19. Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng liên tục triển khai hoạt động này tại các tòa nhà văn phòng và chung cư trong quá trình thích ứng với trạng thái “bình thường mới”, nhằm duy trì yếu tố an toàn cho sức khoẻ cộng đồng trong Covid-19.
Nhận định từ góc độ quản lý vận hành chung cư và tòa nhà thương mại, bà Vũ Kiều Hạnh, Giám đốc bộ phận Quản lý vận hành bất động sản, Savills Hà Nội cho rằng, một bất động sản về cảm quan sạch sẽ và được bảo trì tốt sẽ tạo được niềm tin lớn, thậm chí có ảnh hưởng tích cực với sức khỏe tinh thần của cư dân và người ở trong không gian đó.
Trong thời điểm Covid-19, cư dân, khách thuê hay người làm việc trong tòa nhà sẽ khó có lựa chọn nào khác ngoài việc đặt niềm tin vào công tác quản lý vận hành của ban quản lý tòa nhà.
Theo bà Hạnh, thời điểm Covid-19 là cơ hội tốt để các chủ đầu tư và chủ sở hữu nhìn nhận, đánh giá lại công tác quản lý vận hành bất động sản. Việc này không chỉ đảm bảo cho các tiện ích, cơ hạ tầng, các dịch vụ của bất động sản luôn trong trạng thái hoạt động tốt và tối ưu hóa, mà còn xây dựng được niềm tin của cư dân về một môi trường sống và làm việc an toàn và bền vững, từ đó giữ uy tín cho chủ sở hữu bất động sản đó.
Khảo sát FiT Office gần đây của Savills cũng ghi nhận, 61% người tham gia cảm thấy tin tưởng vào sự sạch sẽ tại nhà mình, vì vậy các chủ đầu tư và đơn vị liên quan vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo niềm tin, thuyết phục người dân an tâm quay trở lại và sử dụng không gian công cộng.
Điều này tác động đến các nhà quản lý bất động sản, khiến họ thận trọng hơn trong việc đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cộng đồng theo đúng quy trình được khuyến cáo và phù hợp với lịch sinh hoạt của cư dân.
Các toà nhà chung cư cần kiểm soát được chi phí vệ sinh
Bà Hạnh khẳng định, hoạt động làm sạch và khử trùng là một phần quan trọng của việc mở cửa trở lại các không gian công cộng tại khu chung cư. Nếu lập kế hoạch và kiểm soát quản lý vận hành tốt, các hoạt động ứng phó và phòng dịch bệnh vẫn diễn ra hiệu quả đồng thời chi phí dành cho hoạt động này không tăng đột biến.
Các chuyên gia y tế dự báo tình hình dịch bệnh có thể còn kéo dài 1 đến 2 năm, do đó các nhà quản lý bất động sản cần cân nhắc phương án vệ sinh phù hợp và kiểm soát chi phí.
Đơn cử, hoạt động phun Cloramin B cần được đảm bảo tuân theo quy trình bắt buộc và phù hợp với thời gian sinh hoạt của cư dân. Các tòa nhà có thể phun 1 tuần/lần vào ngày nghỉ.
Ban quản lý sử dụng cồn để vệ sinh vị trí có tiếp xúc thường xuyên như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can, nút bấm thang máy, công tắc. Tại cửa ra vào, có thể đặt thảm dày tẩm Cloramin B để sát trùng giày dép. Đây là những biện pháp phòng tránh hiệu quả và không quá tốn kém”, bà Kiều Hạnh chia sẻ.
Trong xu thế thị trường nhà ở và văn phòng tại Việt Nam phát triển mạnh, các chủ đầu tư ngày một chú trọng đến công tác quản lý vận hành, và xem đó như một giá trị gia tăng thêm cho dự án.
Giá trị của hoạt động quản lý bất động sản chuyên nghiệp nằm ở tính hiệu quả dài hạn và khả năng xử lý tình huống hợp lý trong trường hợp khó khăn, buộc các doanh nghiệp quản lý bất động sản không ngừng chuyên nghiệp hóa, nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý, bà Hạnh nhấn mạnh.
Quản lý chung cư mùa dịch Covid-19
Nan giải bài toán quản lý chung cư tại các bất động sản phức hợp
Nhiều chung cư nằm trong khu phức hợp có thêm dịch vụ thương mại, văn phòng thường dẫn đến xung đột các chức năng bất động sản, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân và khó khăn cho công tác quản lý.
Quản lý chung cư: Thuê đơn vị chuyên nghiệp hay tự quản lý?
Nhiều cuộc nội chiến chung cư dai dẳng xuất phát từ tranh chấp trong việc quản lý vận hành, tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều nhau liên quan đến việc nên thuê đơn vị chuyên nghiệp hay để tự quản lý.
Chủ đầu tư tự quản lý chung cư: Nhiều hệ luỵ khó lường?
Theo nhiều chuyên gia, nếu để chủ đầu tư tự quản lý các chung cư sẽ để lại rất nhiều hệ luỵ và rủi ro.
'Nội chiến' vì phí quản lý chung cư
Mâu thuẫn giữa cư dân và chủ đầu tư về phí quản lý chung cư vẫn diễn ra căng thẳng, nhất là tại các toà nhà hỗn hợp có cả căn hộ và trung tâm thương mại như dự án Artemis.
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.