Chỉ thị mới của Thủ tướng về chống dịch Covid-19

Nhật Hạ Thứ bảy, 25/04/2020 - 10:58

Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ cho phép các địa phương được nới lỏng các biện pháp hạn chế về chống Covid-19 để khôi phục hoạt động kinh tế xã hội, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát tốt dịch bệnh trong tình hình mới.

Thủ tướng chính phủ vừa có Chỉ thị 19/CT-TTg về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

Chị thị nêu rõ, sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16, cả nước đã kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, tuy nhiên, thời gian tới, dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạo, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống người dân.

Do đó, đầu tiên, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm gồm thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch. 

Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố với các điều kiện cụ thể.

Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan.

Các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch được nới lỏng nhưng phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại TP. Hà Nội, TP.HCM và các đô thị lớn.

Thứ hai, Thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng dịch gồm người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết tiếp tục dừng hoạt động. 

Hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải tạm đình chỉ.

Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trú, nhà hàng, quán ăn…), khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến, bố trí nước rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách. Riêng bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành.

Số học sinh trong phòng học cần giảm và giãn, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

Khôi phục hoạt động kinh tế xã hội trong tình hình mới
Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

Người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho phù hợp bảo đảm an toàn cho nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các sự kiện thực sự cần thiết phải tổ chức do cơ quan chức năng quyết định, cần thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm như đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách, giám sát y tế, không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

Thứ ba, Thủ tướng xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.

Thứ tư, ngoài những yêu cầu trên, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phải chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các nhóm nguy cơ.

Tỉnh, thành phố, địa bàn có nguy cơ cao cần tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng.

Với nhóm có nguy cơ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cần khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc.

Với nhóm nguy cơ thấp, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố cần tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16.

Thứ năm, Bộ Y tế tập trung chỉ đạo kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

Bộ tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

Thứ sáu, các bộ gồm Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

Thứ bảy, các bộ gồm Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

Thứ tám, cơ quan chức năng hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

Thứ chín, các bộ gồm Thông tin và truyền thông, Khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo, Công thương, Văn phòng chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

Thứ mười, các cơ quan chức năng tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có).

Tiếp theo, Bộ Công thương tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

Cuối cùng, các bộ gồm Lao động, thương binh và xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19..

5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Covid-19 đã khiến gần 5 triệu lao động ở Việt Nam phải dừng, giãn việc hoặc mất việc, do đó, khiến tỷ lệ người có việc làm quý I xuống mức thấp nhất 10 năm.

San sẻ nỗi lo với công nhân thất nghiệp mùa Covid-19

San sẻ nỗi lo với công nhân thất nghiệp mùa Covid-19

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Dù dịch Covid-19 đã có những dấu hiệu tích cực nhưng nhiều hoàn cảnh vẫn chưa bắt nhịp lại với cuộc sống thường nhật. Vẫn còn đó nhiều người thất nghiệp hoặc có việc nhưng thu nhập giảm khiến mong muốn một bữa ăn đủ chất dường như là điều gì đó xa vời….

200.000 cơ hội việc làm mùa dịch Covid-19

200.000 cơ hội việc làm mùa dịch Covid-19

Nhịp cầu kinh doanh -  4 năm

Dự án “Việc làm trao tay, đánh bay Covid-19” đặt mục tiêu mang lại 200.000 cơ hội việc làm đến từ hơn 10.000 doanh nghiệp trên cả nước, kết nối thành công 100.000 ứng viên với doanh nghiệp cần tuyển dụng.

Kiều hối 2020 dự kiến giảm kỷ lục vì đại dịch Covid-19

Kiều hối 2020 dự kiến giảm kỷ lục vì đại dịch Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Ngân hàng Thế giới dự báo, khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19 sẽ khiến lượng kiều hối toàn cầu sụt giảm mạnh mẽ, trong đó khu vực châu Âu và Trung Á giảm mạnh nhất.

Khởi động giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival 2024

Khởi động giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  19 phút

Giải gôn thường niên BRG Golf Hanoi Festival sẽ chính thức chào đón các gôn thủ trong hai ngày thi đấu 9 và 10/11/2024 tại hai sân gôn đẳng cấp quốc tế.

Tiện ích khác biệt, Hanoi Melody Residences hấp dẫn khách ở thực

Tiện ích khác biệt, Hanoi Melody Residences hấp dẫn khách ở thực

Nhịp cầu kinh doanh -  20 phút

Tạo ra sự khác biệt hoàn toàn với các dự án hiện hữu, Hanoi Melody Residences đang hút lượng lớn khách có nhu cầu ở thực đến Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn

Tài chính -  2 giờ

Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Zalopay tiến vào mảng trả góp

Doanh nghiệp -  2 giờ

Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard

Bất động sản -  2 giờ

EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm

Tài chính -  7 giờ

MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Lợi nhuận ngân hàng phân hóa

Tài chính -  8 giờ

Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.