Hà Nội khôi phục nhiều hoạt động kinh tế xã hội từ 23/4
Trừ huyện Mê Linh và Thường Tín, phần còn lại của TP. Hà Nội sẽ dừng cách ly xã hội và khôi phục nhiều hoạt động kinh tế xã hội kể từ 23/4.
Phó Thủ tướng Đam khuyến cáo người dân tuyệt đối không được chủ quan do virus SARS-CoV-2 rất “biến ảo” và nguy cơ dịch bệnh vẫn còn xung quanh chúng ta.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 sáng nay, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, nhiều địa phương nới lỏng cách ly xã hội và khôi phục nhiều hoạt động kinh tế xã hội nhưng "nguy cơ vẫn hiện hữu xung quanh chúng ta".
Trên thế giới, mỗi ngày vẫn ghi nhận khoảng 50.000 người nhiễm mới, 5.000 người tử vong. Nhiều nơi tưởng chừng đã kiểm soát được tình hình nhưng dịch bệnh đã bùng phát trở lại.
Bên cạnh đó, Phó thủ tướng nhấn mạnh, virus SARS-CoV-2 rất “biến ảo”. Nhiều người nhiễm không có triệu chứng. Nhiều người có thời gian ủ bệnh rất lâu. Không ít người đã xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều lần.
Các chuyên gia đều cho rằng mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng.
Do đó, Phó thủ tướng đề nghị các bộ, ngành khẩn trương hướng dẫn chi tiết với từng lĩnh vực quản lý như giao thông, sản xuất kinh doanh, đặc biệt là học sinh trở lại trường tới đây... sao cho an toàn.
Ông Đam cho rằng, dù không còn cách ly xã hội nhưng người dân hãy hạn chế tối đa ra khỏi nhà và tiếp xúc; nếu phải ra ngoài thì luôn đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay thường xuyên. “Vui mừng nhưng đúng mức vì nguy cơ dịch bệnh vẫn còn”.
“Đây là lúc chúng ta tuyệt đối không được chủ quan”, ông Đam nhấn mạnh, "chúng ta mới chỉ thắng từng trận đánh, từng chiến dịch, vẫn chưa thắng hoàn toàn cả cuộc chiến".
PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, thống kê cho thấy tỷ lệ người mang mầm bệnh có khoảng 40% không có triệu chứng; nhiều trường hợp có triệu chứng nhẹ; chưa kể còn có tình trạng có người xét nghiệm âm tính sau đó lại dương tính nhiều lần.
"Trong thời gian giãn cách xã hội, không phải chúng ta xử lý được 100% các ca nhiễm mà chỉ hạn chế tối đa những người mang mầm bệnh tiếp xúc với người lành, chứ không bảo đảm ngăn chặn triệt để", theo ông Phu.
Do đó, thực tế hoàn toàn có thể tồn tại những người mang mầm bệnh trong cộng đồng. Các trường hợp này có thể lây bệnh cho người lành, dẫn tới thời gian tới có thể xuất hiện thêm ca nhiễm mới. Ông Phu nhận định, “Đây là nguy cơ có thật và hiện hữu”.
Việt Nam cần tiếp tục thực hiện tốt nguyên tắc chống dịch, không để dịch bệnh bùng phát từ "đốm lửa nhỏ lây lan thành đám cháy lớn", theo ông Phu.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhận định dù không ghi nhận ca bệnh mới, song vẫn có những người mang virus tồn tại trong cộng đồng mà không phát hiện được.
"Do chưa có vaccine, thuốc đặc trị, nên các chuyên gia trên thế giới đều rất lo ngại về khả năng lây nhiễm trở lại", Thứ trưởng nhận định. Bài học từ các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,... cho thấy làn sóng thứ hai xâm nhập, tồn tại và phát triển trong một cộng đồng không được biết tới cho đến khi bùng phát.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến 16h ngày 24/4, Việt Nam ghi nhận 268 ca nhiễm Covid-19, trong đó 225 người đã khỏi bệnh và chưa có trường hợp tử vong.
Trừ huyện Mê Linh và Thường Tín, phần còn lại của TP. Hà Nội sẽ dừng cách ly xã hội và khôi phục nhiều hoạt động kinh tế xã hội kể từ 23/4.
Từ ngày mai, 28 tỉnh thành phố thuộc nhóm nguy cơ cao và có nguy cơ hiện nay được gỡ bỏ cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.
Trong các lĩnh vực, lưu trú và ăn uống có nguy cơ phải đối diện với sự suy giảm đáng kể về sản lượng kinh tế ở mức cao nhất và lao động phi chính thức chiếm tới hơn 81% số lao động của lĩnh vực này.
Rượt đuổi những “con” Covid - 19 cuối cùng còn trên lãnh thổ Việt Nam và rượt đuổi thời gian để phát triển kinh tế, hai cuộc rượt đuổi này, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “nếu chưa đồng tốc thì đất nước chưa hết lâm nguy”.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.