Tiêu điểm
Kiều hối 2020 dự kiến giảm kỷ lục vì đại dịch Covid-19
Ngân hàng Thế giới dự báo, khủng hoảng gây ra bởi đại dịch Covid-19 sẽ khiến lượng kiều hối toàn cầu sụt giảm mạnh mẽ, trong đó khu vực châu Âu và Trung Á giảm mạnh nhất.
Năm 2020, lượng kiều hối toàn cầu được dự báo sẽ giảm khoảng 20% do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch Covid-19 và nhiều hoat động bị đình trệ. Đây là mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, phần lớn là do giảm thu nhập và việc làm ở nhóm lao động di cư – nhóm đối tượng dễ bị mất việc làm và thu nhập do khủng hoảng kinh tế ở các nước sở tại.
Dự báo dòng kiều hối chảy vào tất cả các khu vực đều sẽ giảm xuống, đáng chú ý nhất là châu Âu và Trung Á (giảm 27,5%), tiếp theo là châu Phi cận Sahara (23,1%), Nam Á (22,1%), Trung Đông và Bắc Phi (19,6%), Mỹ Latinh và Caribê (19,3%), Đông Á và Thái Bình Dương (13%), theo báo cáo di cư và kiều hối mới đây của Ngân hàng Thế giới (WB).
Dòng kiều hối chảy về các quốc gia thu nhập thấp và trung bình được dự đoán sẽ giảm 19,7% xuống còn 445 tỷ USD từ mức kỷ lục 554 tỷ USD năm 2019, gây tổn thất đến nguồn tài chính mang ý nghĩa sống còn đối với nhiều hộ gia đình.
Theo WB, kiều hối được dự kiến vẫn là nguồn tài chính quốc tế quan trọng đối với các quốc gia này bởi vốn FDI dự báo còn giảm sâu hơn (trên 35%). Năm 2019, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình vượt lượng vốn FDI, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc giám sát nguồn lực chảy vào các nước đang phát triển.
WB ước tính rằng năm 2021, lượng kiều hối chảy vào các quốc gia thu nhập thấp và trung bình sẽ hồi phục và tăng 5,6% lên mức 470 tỷ USD. Triển vọng này vẫn còn chưa chắc chắn, phụ thuộc vào tác động của Covid-19 đối với triển vọng tăng trưởng toàn cầu và các biện pháp kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Trước đây, dòng chảy kiều hối thường có xu hướng ngược chu kỳ, có nghĩa là trong những thời điểm khủng hoảng và khó khăn, người lao động có xu hướng gửi tiền về nhà nhiều hơn. Tuy nhiên, đại dịch lần này gây ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, làm gia tăng ảnh hưởng bất định.
Chủ tịch WB David Malpass nhận định, kiều hối là một nguồn thu nhập quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển. Suy thoái kinh tế do hậu quả của Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lao động di cư gửi tiền về nhà, bởi vậy việc rút ngắn thời gian phục hồi kinh tế ở các nước phát triển lại càng trở nên quan trọng. Kiều hối hỗ trợ các hộ gia đình mua thực phẩm, thanh toán dịch vụ y tế và các nhu cầu cơ bản.
Xu hướng kiều hối theo khu vực
Năm 2019, dòng kiều hối chảy vào khu vực Đông Á và Thái Bình Dương tăng 2,6% lên mức 147 tỷ USD, thấp hơn khoảng 4,3 điểm phần trăm so với mức tăng của năm 2018. Việt Nam là nước nhận kiều hối lớn thứ ba trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương năm ngoái với 17 tỷ USD, chiếm 6,5% GDP.
Năm 2020, dòng kiều hối của khu vực này dự kiến sẽ giảm 13%, là hậu quả do sự sụt giảm dòng tiền từ Mỹ - nguồn kiều hối lớn nhất. Dự báo lượng kiều hồi sẽ hồi phục và tăng 7,5% vào năm 2021.
Năm 2019, dòng kiều hối chảy vào các quốc gia châu Âu và Trung Á vẫn ở mức cao, tăng khoảng 6% lên 65 tỷ USD. Ukraina vẫn là quốc gia nhận kiều hối nhiều nhất trong khu vực, với lượng kiều hối ở mức kỷ lục gần 16 tỷ USD trong năm ngoái. Các quốc gia nhỏ hơn phụ thuộc vào kiều hối trong khu vực như Kyrgyzstan, Tajikistan hay Uzbekistan được hưởng lợi từ phục hồi kinh tế ở Nga.
Năm 2020, lượng kiều hối được ước tính giảm gần 28% do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 toàn cầu và sụt giảm giá dầu.
Với khu vực châu Mỹ Latin và Caribê, dòng kiều hối chảy vào tăng 7,4% lên 96 tỷ USD trong năm 2019 và không đều giữa các quốc gia trong khu vực. Dự báo năm 2020, dòng kiều hối chảy vào khu vực này sẽ sụt giảm 19,3%.
Lượng kiều hối chảy vào khu vực Trung Đông và Bắc Phi năm 2020 được dự đoán sẽ giảm 19,6% xuống còn 47 tỷ USD, sau khi tăng 2,6% trong năm 2019. Sự suy giảm này là do hậu quả của suy thoái toàn cầu cũng như tác động của việc sụt giảm giá dầu tại các quốc gia Hội đồng hợp tác vùng vịnh. Kiều hối từ khu vực châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng do sự suy giảm kinh tế của khu vực này từ trước dịch Covid-19 cũng như do đồng Euro bị mất giá so với đồng USD.
Năm 2021, lượng kiều hối của khu vực này dự kiến sẽ phục hồi nhẹ với mức tăng trưởng 1,6% do khu vực châu Âu được dự báo tăng trưởng ở mức thấp và dòng chảy của các quốc gia Hội đồng hợp tác vùng vịnh vẫn ở mức yếu.
Khu vực Nam Á được dự báo giảm 22% lượng kiều hối chảy vào trong khi khu vực châu Phi cận Sahara sẽ ghi nhận mức giảm 23,1%.
Việt Nam nhận gần 17 tỷ USD kiều hối năm 2019
Triết lý hợp tác tạo ra giá trị bền vững ở Bamboo Capital
Nhà sáng lập Bamboo Capital, Nguyễn Hồ Nam khẳng định, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, xây dựng quan hệ đối tác bền chặt là chìa khóa để tạo ra giá trị bền vững
'Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường' và những cảm xúc đặc biệt trong ngày trao tặng tại tỉnh Quảng Nam
Vượt những cung đường hiểm trở, Tân Hiệp Phát đã tiếp tục mang học bổng “Nối trọn yêu thương – Nâng bước tới trường” đến với hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My. Trong ngày tiếp nhận, hàng trăm phụ huynh cùng các em học sinh không khỏi xúc động và vui mừng.
Chuyển đổi số trong ngành xuất bản: Cơ hội và thách thức
Cùng khám phá xu hướng chuyển đổi số trong ngành xuất bản, tập trung vào chiến lược phát triển sách điện tử bản quyền của Alpha Books và Akishop tại Việt Nam.
Hanoi Melody Residences có mức giá tốt khiến người mua sốt sắng
Khi thị trường căn hộ Hà Nội chưa có dấu hiệu dừng đà tăng giá, thì tổ hợp căn hộ ngay tại nội đô là Hanoi Melody Residences lại ghi nhận mức giá tốt bất ngờ, dự kiến chỉ từ 58 triệu đồng/m2.
Tổng Bí thư Tô Lâm gợi mở 3 vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo trong kỷ nguyên vươn mình
TheLEADER trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nữ hoàng cá tra Vĩnh Hoàn: Càng về cuối năm càng 'tươi'
Vĩnh Hoàn dự báo tăng trưởng mạnh giai đoạn cuối năm, nhờ xuất khẩu khả quan vào mùa cao điểm, và việc tăng tích trữ hàng trước khi ông Trump công bố chính sách thuế mới.
Bí quyết tối ưu hóa năng suất công việc cho nhà quản trị bận rộn
Làm thế nào để tối ưu năng suất công việc mà không bị căng thẳng? Hãy tổ chức lại bản thân để giải phóng trí óc, tập trung vào những điều thật sự xứng đáng.