Cho thuê rừng làm du lịch: Phát hiện nhiều sai sót tại Kiên Giang

Nguyễn Cảnh Thứ tư, 24/01/2024 - 09:33

Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND tỉnh Kiên Giang rà soát, xử lý các sai sót xảy ra tại địa phương trong hoạt động quản lý cho thuê rừng, trồng rừng thay thế.

Một góc khu vực Rạch Tràm ở Vườn quốc gia Phú Quốc. Ảnh minh họa: vqgpq.kiengiang.gov.vn

Đây là yêu cầu đưa ra sau khi cơ quan chức năng hoàn thành kiểm toán chuyên đề việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2020 - 2022 tại tỉnh Kiên Giang.

Qua kiểm toán cho thấy, hoạt động quản lý thu và sử dụng quỹ tại địa phương này còn một số tồn tại, hạn chế, đáng chú ý là việc nhiều dự án chậm nộp tiền trồng rừng thay thế, chưa bố trí được đất để trồng rừng.

Cụ thể, 22 chủ đầu tư chậm nộp tiền trồng rừng thay thế so với quy định tại Thông tư 13 ban hành tháng 10/2019 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; năm trường hợp chưa nộp 21 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế.

Tính đến 30/6/2023, số tiền trồng rừng thay thế còn tồn tại quỹ là khoảng 135 tỷ đồng. Trong đó, có 11 dự án đã được các chủ đầu tư nộp tiền quá thời hạn 12 tháng nhưng chưa bố trí được đất để trồng rừng với số tiền 37 tỷ đồng.

Ngoài ra, kết quả kiểm toán cũng cho thấy nhiều sai sót đã xảy ra tại địa phương trong hoạt động quản lý cho thuê, trồng rừng thay thế.

Năm 2019, UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt phương án trồng rừng thay thế để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Green Hill của Công ty TNHH Hải An Huy với khoảng 71ha diện tích rừng chuyển mục đích là rừng tự nhiên, được xác định là không phù hợp Luật Lâm nghiệp 2017.

Theo Luật Lâm nghiệp quy định: “Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt”.

Đáng chú ý, việc cho thuê rừng, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Phú Quốc còn nhiều sai sót, không đúng Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Theo đó, ghi nhận bảy hợp đồng cho thuê rừng phòng hộ với mục đích bảo vệ, chăm sóc rừng kết hợp thực hiện các dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng thanh toán một lần cho cả thời gian thuê 50 năm (sáu hợp đồng) và thanh toán theo giai đoạn 10 năm một lần (một hợp đồng).

Ngoài ra, còn một hợp đồng thuê môi trường rừng đặc dụng để thực hiện dự án vườn thú thanh toán tiền thuê theo giai đoạn 10 năm một lần không đúng Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

Theo xác định của Kiểm toán Nhà nước, hợp đồng ký với Công ty TNHH MTV Phú Quốc Trần Gia, với nội dung cho thuê rừng phòng hộ thời gian 49 năm, thanh toán tiền hàng năm nhưng chưa thanh toán tiền thuê rừng từ thời điểm ký hợp đồng năm 2013 đến nay.

Năm 2019, hợp đồng ký với Công ty TNHH Khu nghỉ dưỡng Gầm Ghì La Veranda cho thuê rừng để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái Gầm Ghì Resort, có tiêu đề và nội dung hợp đồng là cho thuê rừng nhưng thời gian và mức giá cho thuê thì căn cứ vào Nghị định 156/2018 của Chính phủ quy định về cho thuê môi trường rừng.

Tương tự, hợp đồng 01/HĐThR-VQG ngày 7/10/2016 ký với Công ty CP Đầu tư và phát triển du lịch Phú Quốc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để thực hiện dự án Vườn thú Vinpearl Safari Phú Quốc áp dụng giá để tính tiền cho thuê môi trường rừng theo Quyết định số 10/2016 năm 2016 của UBND tỉnh Kiên Giang.

Quyết định số 10/2016 được ban hành căn cứ dựa vào Nghị định 48 năm 2007 của Chính phủ về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng và Thông tư liên tịch số 65 năm 2008 của liên Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 48/2007/NĐ-CP.

Trong khi các văn bản nêu trên không có quy định liên quan đến tính giá cho thuê môi trường rừng, thì Quyết định số 10/2016 quy định áp dụng để tính tiền thuê rừng (hay còn gọi là thuê môi trường rừng).

Từ đó, cơ quan chức năng xác định, Vườn quốc gia Phú Quốc đã áp dụng quy định này để tính tiền cho thuê môi trường rừng đặc dụng là không phù hợp. Nguyên nhân, theo Luật Lâm nghiệp thì việc cho thuê rừng và cho thuê môi trường rừng là hai hoạt động khác nhau.

Đáng chú ý, Ban quản lý rừng Kiên Giang đã ký bốn hợp đồng cho thuê rừng phòng hộ trong giai đoạn 2011-2012, tiền thuê được thanh toán hàng năm nhưng vẫn chưa thu tiền cho thuê theo quyết định năm 2016 của UBND tỉnh Kiên Giang.

Báo cáo kiểm toán cũng chỉ rõ đến thời điểm hiện nay, tại Vườn quốc gia Phú Quốc đã thu gần 10 tỷ đồng tiền cho thuê đối với 8/10 hợp đồng cho thuê rừng, cho thuê môi trường rừng.

Số tiền này đang tồn trên tài khoản của Vườn quốc gia Phú Quốc mở tại Ngân hàng BIDV chưa được xử lý, do chưa có văn bản hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo Nghị định 156/2018 của Chính phủ.

Từ đây, Kiểm toán Nhà nước đề nghị UBND tỉnh rà soát các quyết định phê duyệt phương án trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng đối với các dự án có nguồn gốc là rừng tự nhiên không phù hợp với Luật Lâm nghiệp năm 2017.

Đồng thời, có phương án xử lý đối với các trường hợp chưa nộp tiền hoặc đã nộp tiền trồng rừng thay thế nhưng chưa trồng rừng, đang còn tồn tại Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Kiên Giang đảm bảo quy định pháp luật.

Tổ chức kiểm tra việc cho thuê rừng, cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí tại Vườn quốc gia Phú Quốc và Ban quản lý rừng Kiên Giang về các nội dung: Căn cứ, thủ tục lập hợp đồng cho thuê, thời gian thanh toán tiền thuê, áp dụng mức thu tiền cho thuê, quản lý thu tiền cho thuê và xử lý theo quy định.

Bên cạnh đó, cơ quan kiểm toán kiến nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng tiền cho thuê môi trường rừng đặc dụng, cho thuê môi trường rừng phòng hộ và cho thuê môi trường rừng sản xuất để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

Masan vào Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Masan vào Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan lần thứ 11 trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam vào ngày 11/12/2024.

GSM tung chính sách hỗ trợ mua xe với lãi suất 5,5% cho tài xế

GSM tung chính sách hỗ trợ mua xe với lãi suất 5,5% cho tài xế

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

GSM công bố chính sách đặc biệt cho các tài xế tham gia Xanh SM Platform gồm sở hữu ngay xe VinFast để tự vận doanh chỉ với 46 triệu đồng và nhận chia sẻ doanh số lên tới 85% từ hệ thống.

TTC AgriS sắp đại hội đồng cổ đông bất thường

TTC AgriS sắp đại hội đồng cổ đông bất thường

Doanh nghiệp -  13 giờ

TTC AgriS dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối tháng 1/2025 tại trụ sở ở Tây Ninh.

SeABank cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng khả năng tiếp cận vốn cuối năm

SeABank cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng khả năng tiếp cận vốn cuối năm

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) dịp cuối năm, SeABank triển khai những chính sách cụ thể như gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt.

Indochina Kajima khởi công toà nhà văn phòng hạng A ở Tây Hà Nội

Indochina Kajima khởi công toà nhà văn phòng hạng A ở Tây Hà Nội

Bất động sản -  18 giờ

Parc Hà Nội là dự án văn phòng cho thuê đầu tiên của Indochina Kajima trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam.

Đề xuất bổ sung quy định về phát hành trái phiếu

Đề xuất bổ sung quy định về phát hành trái phiếu

Tài chính -  22 giờ

Các điều kiện bổ sung là để đảm bảo năng lực tài chính của các tổ chức phát hành, hạn chế các rủi ro cho công chúng đầu tư...

Liên tục huy động, TCBS dẫn đầu ngành về nguồn lực vốn

Liên tục huy động, TCBS dẫn đầu ngành về nguồn lực vốn

Tài chính -  22 giờ

Với gần 20 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, TCBS đã trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất ngành; và vẫn đang muốn tăng vốn tiếp.