Tiêu điểm
Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga: Như sống trong thời khắc lịch sử của Đổi mới lần 2
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân, khu vực từng đổi mặt với nhiều băn khoăn, nghi ngại, được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
Cột mốc lịch sử
Là doanh nhân bước vào nền kinh tế từ hơn 30 năm trước, xây dựng nên một tập đoàn kinh tế tư nhân với hàng vạn nhân lực, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG phấn khởi khi đón nhận những tư tưởng mới mẻ, đột phá trong Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
"Chúng tôi cảm thấy như đang được sống, lao động và cống hiến trong thời khắc lịch sử của thời kỳ Đổi mới lần thứ hai", bà Nga bày tỏ và cho rằng, Nghị quyết 68 đã nhìn thẳng vào thực tế khối kinh tế tư nhân, từ những đóng góp to lớn của kinh tế tư nhân vào GDP, thu ngân sách, tạo việc làm; đến những tồn tại cố hữu, nguyên nhân và giải pháp.

Bà Nga đánh giá cao Nghị quyết 68 cùng với ba nghị quyết thức thời khác trong thời gian qua như Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế trong tình hình mới, Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Những nghị quyết này đã mang lại động lực, cảm hứng và niềm tin lớn lao cho giới doanh nhân trong công cuộc kinh doanh, góp phần phát triển đất nước và thực hiện trách nhiệm xã hội, bà Nga nhận định.
Trước đó, với sự ưu đãi, khuyến khích dành cho khối FDI trong vài thập kỷ qua, khối kinh tế tư nhân trong nước đang bị mất sức cạnh tranh và hiển hiện nguy cơ đánh mất mình ngay trên sân nhà, dù vẫn đang đóng góp đến gần 60% vào GDP, so với mức trên dưới 20% của khối FDI.
FDI hiện đang chiếm đến 2/3 tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp FDI hiện tập trung vào giai đoạn gia công, lắp ráp mang lại giá trị gia tăng thấp, ưu tiên khai thác nguồn lao động giá rẻ hơn là mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi tại Việt Nam.
Ngược lại, khối tư nhân còn tiềm năng dồi dào, dư địa phát triển rất lớn, từ các doanh nghiệp lớn, đến nhóm vừa và nhỏ. Chính vì vậy, bà Nga tin rằng, những nghị quyết mới của Bộ Chính trị sẽ mang đến sự thay đổi lớn cho khu vực kinh tế tư nhân.
"Thời gian qua, trong các dịp được tiếp xúc và làm việc với các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước, chúng tôi nhận thấy rõ quyết tâm chính trị cao độ, bầu không khí khẩn trương trong nghiên cứu, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các thay đổi", bà Nga nhìn nhận.
Mới đây nhất, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân có hiệu lực thi hành ngay. Chính phủ cũng ban hành hàng loạt nghị quyết đồng bộ về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 68 và kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế do Tạp chí Doanh nhân Việt Nam tổ chức, PGS.TS Nguyễn Trọng Điều, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam cũng nhận định, Nghị quyết 68 được coi như "phát pháo lệnh" cho một cuộc cách mạng không chỉ với kinh tế tư nhân.
Không chỉ với nền kinh tế, điều này còn có ý nghĩa chiến lược về quản trị quốc gia, kiến tạo tương lai cường thịnh cho dân tộc. Đã có nhiều ý kiến gọi đây là cuộc “Đổi mới lần 2”, “cột mốc lịch sử”, “bước đột phá”. Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân - khu vực từng phải đổi mặt với nhiều băn khoăn, nghi ngại - được đặt vào vị trí trung tâm của nền công vụ kiến tạo, phục vụ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được trao trọng trách là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế”, hiếm thấy nghị quyết nào của Đảng có tính chi tiết và hướng dẫn thực thi cao đến như vậy, ông Điều nhìn nhận.
Sau hành trình lịch sử 40 năm, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng, đến bây giờ vai trò của kinh tế tư nhân mới được khẳng định. Nghị quyết 68 không chỉ khẳng định sứ mệnh của các doanh nhân mà còn thay đổi thái độ ứng xử, cơ chế chính sách cho khu vực kinh tế này.
"Vòng kim cô tư tưởng về doanh nghiệp tư nhân đã được cởi bỏ", ông Thiên khẳng định và cho rằng, điều này phải làm thật triệt để, để khu vực kinh tế tư nhân có thể lớn mạnh hơn nữa, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế hai con số trong kỷ nguyên mới.
Thực thi là cốt lõi để đưa nghị quyết kinh tế tư nhân vào cuộc sống
Khẳng định ý nghĩa to lớn của các nghị quyết của Bộ Chính trị trong thời gian gần đây để phát triển kinh tế tư nhân, tuy nhiên, bà Nga cho rằng, việc thể chế hóa đầy đủ, toàn diện và khoa học các chủ trương của Đảng và Chính phủ vẫn cần được thực thi một cách bài bản. Đây là yếu tố cốt lõi để nghị quyết đi vào cuộc sống.
Điều này sẽ giúp các doanh nhân yên tâm đầu tư phát triển kinh doanh, làm giàu chính đáng, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của đất nước, để xứng đáng với sứ mạng là “một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế”.
Để thực thi các nghị quyết này, theo TS. Phan Đức Hiếu cho rằng, cần có sự nỗ lực của Chính phủ, song hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các hiệp hội có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, kiến nghị chính sách. "Có những việc nhà nước không thể làm tốt hơn hiệp hội. Các hiệp hội triển khai thiết thực hơn rất nhiều trong việc kết nối doanh nghiệp, kết nối cung cầu, đào tạo nâng cao năng lực, sàng lọc doanh nghiệp. Khi hiệp hội khẳng định được vị trí của mình, một số chức năng của nhà nước như cấp chứng chỉ có thể giao cho hiệp hội", ông Hiếu nhận định.
Đồng quan điểm, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược, Ban Chính sách, chiến lược Trung ương cũng cho rằng, Nghị quyết 68 không phải là nghị quyết mang tính chất ưu ái khu vực tư nhân mà xuất phát từ thực tiễn khách quan.
Trung bình trên thế giới, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế ở mức là 84% GDP. Riêng tại Mỹ, đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế lớn hơn, ở mức 89% GDP. Trong khi tại Việt Nam, con số này hiện mới ở khoảng trên dưới 50%.
Chính vì thế, đây là một thực tiễn, một yêu cầu tất yếu trong cái sự phát triển của đất nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 68 vừa qua là hết sức kịp thời để củng cố và khẳng định nhận thức đó.
"Như vậy, chúng ta đã thành công ở vế đầu tiên. Tất cả hệ thống chính trị - xã hội đã và đang thừa nhận sự đóng góp quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân vào nền kinh tế", bà Minh khẳng định và cho rằng sau đây, vấn đề là chúng ta phải thể chế hóa nghị quyết này như thế nào để thực sự đi vào cuộc sống.
Trong thời gian tới, vị chuyên gia này cho rằng, trước hết cần tháo gỡ vấn đề thể chế bởi vì thể chế có tốt thì các cơ quan quản lý nhà nước mới có thể thực thi tốt và doanh nghiệp hay người dân mới có thể tuân thủ tốt. Nếu thể chế không tốt, bản thân thể chế sẽ trở thành lực cản, triệt tiêu các động lực phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai, đối với các cơ quan quản lý nhà nước, thời gian qua đã xuất hiện một vấn đề quan trọng mà Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều nhiều lần nhấn mạnh – đó là tính hiệu quả trong khâu thực thi.
Đặc biệt, trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính, dù các bộ, ngành đã đạt được một số kết quả tích cực, nhưng rõ ràng cần phải quyết liệt và toàn diện hơn nữa để đáp ứng kỳ vọng của người dân và doanh nghiệp.
"Tôi cho rằng, cải cách thủ tục hành chính sẽ là câu chuyện cốt lõi trong thời gian tới. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất nằm ở con người trong bộ máy để phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp phát triển", bà Minh nhìn nhận.
Phá bỏ 'bức tường băng' đối với kinh tế tư nhân
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Nghề thu nhập hàng ngàn đô tại Việt Nam nhưng luôn 'khát' nhân sự
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Bình Thuận gỡ nút thắt pháp lý then chốt cho NovaWorld Phan Thiết
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Việt Nam chấp nhận rủi ro đổi lấy những đột phá công nghệ
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Các dự án đường sắt sẽ tăng sức hút
Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.
TP.HCM thí điểm bỏ cấp phép xây dựng tại nhiều khu vực từ 1/7
TP.HCM dự kiến thí điểm bỏ cấp giấy phép xây dựng cho các dự án nhà ở, chủ yếu tại quận 7, TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.
Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng được chấp thuận chủ trương đầu tư
Việc Khu công nghiệp Đất Cuốc mở rộng được chấp thuận chủ trương đầu tư đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng sang bất động sản khu công nghiệp của KSB.
Thiết kế chip của người Việt gây rúng động thị trường
CT Group vừa ra mắt thiết kế chip IoT của người Việt do các kỹ sư của doanh nghiệp thiết kế toàn diện với công nghệ chip bán dẫn CMOS và III/V Semi.
ACV nguy cơ lỗ nghìn tỷ vì đồng yên tăng giá
Lãnh đạo ACV ước tính lỗ tỷ giá nửa đầu năm hơn nghìn tỷ đồng, qua đó làm giảm lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp về còn khoảng 5.851 tỷ đồng.
VinFast hợp tác với myTVS tạo mạng lưới hậu mãi toàn diện tại Ấn Độ
VinFast hợp tác chiến lược với myTVS hướng tới thiết lập 120 xưởng dịch vụ, nâng cao trải nghiệm khách hàng tại Ấn Độ.
Bài toán 'mua ô tô phải có chỗ đỗ xe' nhìn từ kinh nghiệm của các đô thị lớn trên thế giới
Từ Tokyo, Singapore đến Hà Nội, TP.HCM, chỗ đỗ xe đang trở thành yếu tố quyết định không chỉ trong việc sở hữu ô tô mà còn là tiêu chuẩn mới trong đầu tư bất động sản.
Vinaconex muốn thoái toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC
Lợi nhuận của Vinaconex được dự báo sẽ tăng mạnh nếu thoái vốn thành công khỏi Vinaconex ITC - chủ đầu tư siêu dự án Cát Bà Amatina.
Nguy cơ bong bóng cận kề khi giá bất động sản liên tục leo thang
Giá bất động sản tăng phi mã, vượt xa khả năng chi trả của phần lớn người dân, khiến người nghèo gần như vô vọng trong việc tiếp cận nhà ở.