Leader talk

Chủ tịch LienVietPostBank: 'Việt Nam sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu không cách mạng 4.0 ở mặt thể chế'

Quỳnh Như Thứ hai, 03/09/2018 - 10:29

Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số, vướng mắc lớn nhất vẫn là ở thể chế, thậm chí có người còn cho rằng: Những ai đang đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đều ít nhiều vi phạm pháp luật.

Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank Nguyễn Đình Thắng

Ông Thắng là một trong những chuyên gia kỳ cựu trong lĩnh vực công nghệ - phần mềm ở Việt Nam, từng nắm các cương vị như Phó chủ tịch Hội tin học Việt Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam. Ông cũng chính là người chỉ đạo trực tiếp xây dựng và phát triển Thẻ phi vật lý Ví Việt (gọi tắt là Ví Việt) - sản phẩm thanh thanh toán online mới mang tính đột phá của LienVietPostBank.

Sau khi giữ chức Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, ông Thắng phải từ bỏ vị trí lãnh đạo ở 15 doanh nghiệp khác, chủ yếu là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. 

“Để có thể hội nhập với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trước hết, Việt Nam nhất định phải nhanh chóng chuyển đổi số. Về cấp độ quốc gia, quá trình chuyển đổi số cần có 3 yếu tố sau: Công nghệ, thể chế và con người”, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank nói trong buổi hội thảo Công nghệ số - chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) do VCCI tổ chức cuối tuần qua.

Theo ông Thắng, trong 3 yếu tố cần phải có nói trên, công nghệ chính là phần đơn giản nhất. Thế giới đã đi trước Việt Nam rất lâu về công nghệ, chúng ta chỉ cần “cắp cặp” học hỏi và làm theo hay bỏ ra kinh phí mời các chuyên gia trên thế giới về giảng dạy, hướng dẫn tập luyện.

Về yếu tố con người, vấn đề này hơi khó những vẫn có thể đào tạo được. Các lãnh đạo doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức, tìm hiểu và mua về những công cụ cho chuyển đổi số, thích nghi - ứng dụng chúng cho doanh nghiệp của mình. Nhân sự phải biết cách dung hòa giữa thế giới số với công nghệ như robot, biga data, AI….

Tâm thế sử dụng công nghệ để tăng năng suất lao động chứ không phải kiểu nghĩ "công nghệ sẽ cướp công việc của con người”.

Đào tạo đội ngũ nhân sự có thể thích ứng nhanh với thế giới số, có chương trình xuyên suốt từ tiểu học đến đại học, lớp trẻ ngày nay ở Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được những tiêu chuẩn trên.

Cuối cùng là yếu tố thể chế, đây được coi là phần khó khăn nhất: Nhà nước phải có những quy định – chính sách cởi mở giúp doanh nghiệp mạnh dạn bước vào công cuộc chuyển đổi số, đồng thời phải thay đổi phù hợp để khi các doanh nghiệp đổi mới – sáng tạo không vi phạm pháp luật. Nhà nước cần có hành lang pháp lý tốt để không “kéo chân” khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi số.

“Tuy nhiên, hiện tại, về mặt thể chế cũng như bộ máy vận hành, Việt Nam đang ở đâu đó trong cuộc CMCN 2.0 hay 3.0. Một người bạn của tôi cho rằng, những ai đang đi đầu trong cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam đều ít nhiều vi phạm pháp luật. Nếu không thực hiện CMCN 4.0 ở mặt thể chế, Việt Nam sẽ chẳng đi đến đâu cả”, ông Thắng khẳng định. 

Cũng theo ông Thắng, dù thể chế vẫn còn nhiều bất cập làm khó doanh nghiệp, song các doanh nghiệp không vì thế mà ngừng chuyển đổi, bởi chuyển đổi số là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Việt Nam, chuyển đổi có thể thành công hoặc thất bại nhưng nếu không chuyển đổi chắc chắn sẽ “chết”.

Vậy các doanh nghiệp cần xem xét những rủi ro gì trước khi chuyển đổi số để không ăn “quả đắng”? Mỗi doanh nghiệp có một cách chuyển đổi số khác nhau, phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh song những thách thức và rủi ro trong quá trình chuyển đổi của hầu hết doanh nghiệp có các mẫu số chung sau:

Rủi ro chiến lược: Chọn sai chiến lược chuyển đổi số;

Rủi ro trong quá trình vận hành và chuyển đổi: Không có đủ nguồn lực, con người;

Rủi ro về mặt công nghệ: Chọn sai công nghệ sẽ trả giá ngay khi bị hacker tấn công làm tê liệt hệ thống vận hành hoặc thất thoát tài chính/dữ liệu.

Rủi ro về mặt thị trường: Trong thời buổi CMCN 4.0, cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt; chúng ta có thể mất 5 đến 6 năm xây dựng và phát triển thành công app của mình nhưng chỉ mất vài tuần để chúng “chết lâm sàng” khi có app mới ra đời tốt hơn. 

Rủi ro về mặt con người: Nhân sự thoái hóa đạo đức hoặc chuyên môn kém nảy sinh bên trong nội bộ và đây là rủi ro mà các doanh nghiệp ngân hàng gặp nhiều nhất.

“Nhưng, như ông bà ta thường nói: thách thức luôn đi kèm cơ hội. CMCN 4.0 giúp các doanh nghiệp bước vào cuộc cạnh tranh sòng phẳng và cởi mở. Các doanh nghiệp nhỏ tham gia cuộc chơi không hề lép vế trước doanh nghiệp lớn trong nhiều mặt. Các bạn trẻ nên nắm bắt cơ hội này để khởi nghiệp, làm giàu cho bản thân cũng như đất nước”, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank nhấn mạnh.

LienVietPostBank thế chấp 7 trái phiếu Chính phủ để vay 50 triệu USD

LienVietPostBank thế chấp 7 trái phiếu Chính phủ để vay 50 triệu USD

Tài chính -  6 năm
Tổng giá trị các trái phiếu Chính phủ này là 1.449 tỷ đồng, cao hơn gần 50% so với giá trị khoản vay từ JP Morgan Chase mà LienVietPostBank vừa công bố.
LienVietPostBank thế chấp 7 trái phiếu Chính phủ để vay 50 triệu USD

LienVietPostBank thế chấp 7 trái phiếu Chính phủ để vay 50 triệu USD

Tài chính -  6 năm
Tổng giá trị các trái phiếu Chính phủ này là 1.449 tỷ đồng, cao hơn gần 50% so với giá trị khoản vay từ JP Morgan Chase mà LienVietPostBank vừa công bố.
Đặc khu kinh tế cần có sự đột phá thực sự về thể chế

Đặc khu kinh tế cần có sự đột phá thực sự về thể chế

Tiêu điểm -  6 năm

Đặc khu không chỉ cần đặc biệt về cơ chế kinh tế mà còn phải là sự đột phá thực sự về thể chế hành chính.

Thủ tướng: Thể chế là yếu tố quan trọng để Việt Nam chống chịu những 'cú sốc' từ bên ngoài

Thủ tướng: Thể chế là yếu tố quan trọng để Việt Nam chống chịu những "cú sốc" từ bên ngoài

Tiêu điểm -  6 năm

Một thể chế phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có thể chống chọi với tác động từ bên ngoài, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư đối tác công tư

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư đối tác công tư

Video -  7 năm

Tổ công tác của Thủ tướng phát hiện nhiều vướng mắc thể chế

Tổ công tác của Thủ tướng phát hiện nhiều vướng mắc thể chế

Tiêu điểm -  7 năm

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2017, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về thể chế đang gây khó khăn cho việc triển khai các chủ trương, chính sách của Chính phủ.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  5 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  6 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  9 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  11 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".