Tiêu điểm
Thủ tướng: Thể chế là yếu tố quan trọng để Việt Nam chống chịu những "cú sốc" từ bên ngoài
Một thể chế phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam có thể chống chọi với tác động từ bên ngoài, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định
Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ 2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, thể chế chính là yếu tố quyết định để Việt Nam có khả năng chống chịu lại cú sốc từ bên ngoài trong bối cảnh hội nhập sâu như hiện nay.
Theo Thủ tướng, một thể chế phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường là một trong những vấn đề quan trọng giúp Việt Nam có thể chống chọi với các tác động từ bên ngoài.
Bên cạnh thể chế, Thủ tướng cũng lưu ý một số vấn đề khác để giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:
Thứ nhất, phải nâng cao năng suất lao động trong bối cảnh năng suất tại Việt Nam hiện vẫn thấp.
Thứ hai, áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ, nhất là áp dụng các giải pháp từ nền công nghệ 4.0 đang đặt ra ngay trước mặt. Liên quan đến điều này, Thủ tướng đã nhắc đến trường hợp của Tập đoàn Alibaba: Chỉ riêng thanh toán thương mại điện tử của doanh nghiệp này đã đạt 1.000 tỷ USD, điều này đặt ra câu hỏi làm thế nào để Việt Nam có thể áp dụng nền kinh tế số, phát triển thương mại điện tử.
Thứ ba là tái cơ cấu nền kinh tế trong từng cấp, từng ngành, từng doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của địa phương và của sản phẩm.
Thứ tư là phải tiếp tục cắt giảm các chi phí như chi phí đầu tư công, chi phí của doanh nghiệp...
Thứ năm là công cuộc chống tham nhũng, chống tiêu cực và lợi ích nhóm, đạt được sự minh bạch tốt hơn để phát triển tốt hơn, thu hút mạnh mẽ hơn.
Cuối cùng là phải có một nền giáo dục quốc gia đổi mới, phù hợp với sự phát triển và cùng với đó là vấn đề dạy nghề.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phải cơ cấu lại nền kinh tế mạnh mẽ hơn trong từng cấp, từng ngành, thậm chí trong từng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, địa phương, sản phẩm.
Cũng tại diễn đàn, Thủ tướng cũng chia sẻ những điều tâm đắc nhất với tư cách là người điều hành chính phủ Việt Nam. Đó là việc năng lực cạnh tranh của Việt Nam được Ngân hàng thế giới đánh giá tăng 5 bậc, môi trường kinh doanh đầu tư tại Việt Nam tăng 14 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo tăng 11 bậc.
Đồng thời, chỉ số tín nhiệm Moody's của ngân hàng Việt Nam được chuyển từ ổn định sang tích cực hay việc đồng tiền của Việt Nam là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực châu Á.
Bên cạnh đó, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu sâu sắc được chỉ đạo toàn diện, những kịch bản biến đổi khí hậu đối với một đất nước bị tác động liên tục của biến đổi khí hậu trong thời gian tới đã được thảo luận, đưa ra những giải pháp căn cơ hơn, mạnh mẽ hơn.
Thủ tướng: Hội nhập quốc tế là động lực cải cách kinh tế
Thủ tướng: Hội nhập quốc tế là động lực cải cách kinh tế
Chính phủ kiên trì chủ trương hội nhập toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, coi đây là động lực để cải cách kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thủ tướng: Năng suất lao động tăng đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tầm quan trọng của việc tăng năng suất trong quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) năm 2017 diễn ra vào sáng nay (13/12).
Thủ tướng: Mỗi đồng vốn của doanh nghiệp là một ‘lá phiếu’
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ sẽ nỗ lực để bảo đảm sự thăng tiến xã hội không ngừng nhằm duy trì chuyển động của một vòng xoay tích cực và mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế chính là một “lá phiếu” ủng hộ đối với Chính phủ.
Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’
Để khẳng định giá trị của mình, những người làm truyền thông nội bộ cần phải thể hiện được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
JCI Khanhhoa với sứ mệnh phát triển lãnh đạo trẻ
JCI Khanhhoa không chỉ là nơi để phát triển kinh doanh mà còn là môi trường giúp các doanh nhân trẻ trở nên chuyên nghiệp, có kỹ năng quản lý dự án và lãnh đạo.
Làm thế nào để không đuối sức giữa áp lực công việc cuối năm?
Cuối năm luôn là thời gian người lao động tăng tốc chạy đua với công việc, không chỉ nhằm đáp ứng KPI đề ra mà còn hoàn thành mục tiêu riêng của bản thân. Để tăng hiệu suất làm việc vào thời gian này, họ cần những giải pháp bổ sung năng lượng, lấy lại sự tập trung ngay tức thì.
Ngắm đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm thông xe sau khi mở rộng
Dự án mở rộng đường đê Âu Cơ - Nghi Tàm từ hai lên 4-6 làn xe được thông xe đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô.
Cần duy trì tốc độ thay đổi cho mục tiêu nâng hạng thị trường
Việt Nam cần phải tiếp tục duy trì tốc độ thay đổi hiện tại nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025, theo FTSE Russell.
BAF hút vốn "thần tốc" cho kế hoạch tham vọng mảng chăn nuôi
Để thực hiện các kế hoạch kinh doanh tham vọng, chỉ sau ba năm niêm yết, vốn điều lệ của BAF đã tăng gấp ba từ 780 tỷ đồng lên 2.390 tỷ đồng nhờ việc liên tục phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
VinUni đảm nhận vị trí UNESCO Chair đầu tiên tại Việt Nam
Trường đại học VinUni vừa được UNESCO bổ nhiệm vai trò UNESCO Chair dưới mô hình trung tâm nghiên cứu và đào tạo do UNESCO bảo trợ về lãnh đạo môi trường, di sản văn hóa và đa dạng sinh học.