Tài chính
Chủ tịch Novaon: Tìm lời giải cho bài toán phát triển doanh nghiệp thời Covid-19
"Thay vì tìm cách né tránh và cầu mong sóng yên biển lặng, doanh nghiệp nên chủ động xây dựng thêm các cột trụ lợi nhuận tài chính để luôn vững vàng trước các thử thách", ông Nguyễn Minh Quý - Chủ tịch Novaon & Novaon Capital chia sẻ.
Sự bùng phát của Covid-19 đã ảnh hưởng không ít tới hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp. Đặc biệt, báo cáo ghi nhận GDP quý 3 năm 2021 giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với dự đoán của các chuyên gia kinh tế. Sự ảm đạm của thị trường được dự báo có thể sẽ tiếp tục ám ảnh doanh nghiệp 2-3 quý tới.
Ông Nguyễn Minh Quý - Chủ tịch Tập đoàn Novaon cho rằng, các doanh nhân, lãnh đạo doanh nghiệp đang có nhiều trăn trở về hoạt động kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trường lãi suất thấp, giá cả leo thang, lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm mạnh. Câu hỏi làm thế nào để các đơn vị kinh doanh ứng phó tối ưu trong giai đoạn này đặc biệt được chú trọng.
Trong bối cảnh đó, quản lý ngân quỹ, hoạt động quản lý vốn và các kênh đầu tư của doanh nghiệp nhằm tạo ra nguồn lợi nhuận tài chính ổn định, nổi lên là một trong những nghiệp vụ thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp thời gian này.
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của nghiệp vụ ngân quỹ, đặc biệt trong thời kỳ biến động, ông Quý đã nêu các ví dụ trực quan về hoạt động của các doanh nghiệp tiêu biểu.
Nổi bật nhất là về ngành hàng không, khi hầu hết doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam đều mấp mé nguy cơ phá sản, kinh doanh đình trệ. Tuy nhiên, Vietjet Air vẫn duy trì tổng lợi nhuận dương trong 3 quý đầu năm 2021 nhờ lợi nhuận tài chính lớn hơn nhiều so với mức thiệt hại doanh nghiệp phải hứng chịu từ việc cắt giảm số chuyến bay.
Cụ thể, Vietjet Air có lợi nhuận tài chính trong quý 3/2020 đạt 1.030 tỷ, quý 2/2021 đạt 1.356 tỷ, quý 3/2021 còn lên tới 1.609 tỷ. Nhiều doanh nghiệp khác niêm yết trên sàn chứng khoán cũng duy trì tỷ lệ lợi nhuận tài chính trên tổng lợi nhuận doanh nghiệp xấp xỉ 35% trong 2 năm đại dịch.
Ông Quý nhận định, ở thời điểm hiện tại, thay vì tìm cách né tránh và cầu mong "sóng yên biển lăng", doanh nghiệp nên chủ động xây dựng thêm các "cột chống", đặc biệt là các cột trụ lợi nhuận tài chính, để luôn đứng vững trước thử thách.
Song các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý và đánh giá kỹ càng cơ cấu nguồn vốn, kênh đầu tư,... trước khi quyết định chiến lược xây dựng, triển khai và quản lý ngân quỹ, nhằm tối thiểu rủi ro không đáng có.
Một vài sai lầm phổ biến được Chủ tịch Quỹ đầu tư Novaon Capital chỉ ra, như không cân nhắc kỹ nguồn vay, dễ rơi vào tình trạng lạm dụng các đòn bẩy tài chính; dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn, vốn trung - dài hạn lại đầu tư ngắn hạn khiến nguồn lợi nhuận thu về chưa tối ưu; thiếu những phương án rõ ràng và các hoạt động cần thiết để xây dựng chỉ số tín dụng...
Ngoài ra, xác định khẩu vị rủi ro cũng là điều quan trọng để quyết định chiến lược đầu tư phù hợp. Lợi nhuận càng cao, rủi ro đi kèm càng lớn, nhà đầu từ kỳ vọng hưởng lãi suất lớn phải chấp nhận rủi ro đi kèm tương ứng. Vị chuyên gia từ Novaon Capital chỉ ra 5 lớp đầu tư phổ biến, sắp xếp theo chiều tăng dần của lợi nhuận và rủi ro.
Tiếp đó, ông Quý cho rằng doanh nghiệp cần lựa chọn sẽ tự tham gia thị trường hay ủy thác cho quỹ đầu tư. Nếu đủ thời gian, nhân sự và năng lực chuyên môn, việc tự phân bổ tài sản vào các kênh phù hợp cũng như tự xử lý trước các biến động của thị trường là điều rất khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không đủ khả năng cũng như tài lực, thì doanh nghiệp nên giao cho các tổ chức uy tín nhằm thu được mức sinh lời hiệu quả nhất.
Theo đó, vị chuyên gia gợi ý 4 chiến lược đầu tư cụ thể theo khẩu vị của doanh nghiệp.
Đầu tiên, với doanh nghiệp mong muốn mức tổn thất thấp nhất, có thể áp dụng chiến lược "phòng thủ", tập trung 70% vốn để gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc đầu tư các tài sản trú ẩn an toàn và tách một phần vốn cho các chứng chỉ quỹ mở.
Tất nhiên, biên lợi nhuận đổi lại khá khiêm tốn. Trường hợp doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận 11-15% mà vẫn đảm bảo an toàn, có thể chia nguồn vốn theo tỷ lệ 1:1 cho hai danh mục kể trên.
Với khẩu vị rủi ro cao hơn và kỳ vọng lãi suất 15% trở lên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể giảm các khoản tiền gửi an toàn và tăng cường quy mô nguồn vốn vào các quỹ đầu tư.
Cuối cùng, với doanh nghiệp muốn lãi suất tài chính cao nhất, duy trì khoảng 20%/năm, có thể tập trung toàn bộ nguồn vốn vào quỹ đầu tư và chứng chỉ quỹ mở. Chiến lược này đòi hỏi lãnh đạo doanh nghiệp sở hữu tầm nhìn và chuyên môn cùng hệ thống vận hành sẵn sàng theo sát, liên tục tối ưu.
Ông Quý nhắn nhủ, rủi ro là điều tất yếu trong đầu tư, dẫu doanh nghiệp xác định rõ ràng mục tiêu và phương pháp thế nào chăng nữa, nhưng không nên vì thế mà chùn bước.
Với chiến lược ngân quỹ đúng đắn, lợi ích doanh nghiệp có thể nhận lại là vô cùng lớn. Đặc biệt, năm 2022, bức tranh kinh tế phục hồi nhờ nỗ lực của Nhà nước và Chính phủ sẽ là động lực rất tốt cho thị trường chứng khoán. Đây chắc chắn là cơ hội tốt để các doanh nghiệp bắt đầu xây dựng trụ cột tài chính của riêng mình.
Theo ông Quý: "Vay vốn không phải là điều xấu, quan trọng bạn vay thì quản lý rủi ro khoản vay như thế nào và vay sử dụng vào việc gì để có nguồn lợi nhuận tốt và để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong cơ cấu của mình nếu không có một chút vốn vay nào thì cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự tốt. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn có những doanh nghiệp lạm dụng vốn vay sẽ nảy sinh nhiều rủi ro. Thế nên chúng ta phải luôn phân tích loại cơ cấu nguồn vốn để xem nó đã tối ưu chưa, có rủi ro không? Ngoài ra, chúng ta cũng cần điều chỉnh các chiến lược kinh doanh về hợp đồng hay vị thế của doanh nghiệp phù hợp".
Dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục chảy vào các startup Việt Nam
Startup ứng lương Gimo huy động thêm 1,9 triệu USD
Cơ hội thị trường dành cho startup Gimo nói riêng và các nền tảng ứng lương tức thì (EWA - earned wage access) hiện vô cùng rộng mở.
Startup VerseHub của người Việt nhận vốn 1 triệu USD
Thực tế, các nhà sáng lập VerseHub đã có kinh nghiệm thực tiễn trong việc tạo ra các sản phẩm Metaverse, ngay cả trước khi xu hướng này lan rộng.
Gojek lên kế hoạch mở dịch vụ GoCar ở Hà Nội
Tất cả các thông tin về tình trạng tiêm vaccine của tài xế và các trang bị phòng dịch "Chống khuẩn X3" sẽ được hiển thị trên ứng dụng Gojek khi người dùng đặt chuyến GoCar.
Loship hướng tới mục tiêu 10% dân số Việt Nam dùng ứng dụng
Dự kiến trong thời gian tới, Loship sẽ tiếp tục lăn bánh đến Hội An, Thừa Thiên Huế, Buôn Mê Thuột, Bình Dương.., hứa hẹn "phủ đỏ" toàn quốc trong tương lai.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực