Kế hoạch của Samsung làm chậm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
Xuất khẩu tháng 10 giảm chủ yếu do Samsung kết thúc đợt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Galaxy Note 10.
"3 năm liên tiếp nguồn thu từ doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu, chứng tỏ cộng đồng doanh nghiệp đang khó khăn", theo Chủ tịch VCCI.
"Việt Nam duy trì được nhịp độ tăng trưởng 6,8%, đồng thời cải thiện được chất lượng tăng trưởng trong năm tới là rất gian nan".
Đây là nhận định của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đoàn đại biểu Thái Bình tại phiên thảo luận toàn thể đầu tiên về kinh tế - xã hội của Quốc hội vào sáng nay.
Đầu tiên, "trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới đang giảm tốc và theo dự báo có khả năng tiến tới ngưỡng suy thoái toàn cầu thì mức tăng trưởng 6,8% của một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài như nước ta liệu có khả thi?", ông Lộc nhận định và cho rằng Chính phủ cần chuẩn bị phương án chủ động ứng phó.
Tiếp theo, nhìn kỹ vào ngành chế biến chế tạo – khu vực đang đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế, bên cạnh mức tăng trưởng sản lượng ấn tượng hơn 11% trong 9 tháng đầu năm, thì chỉ số hàng tồn kho của ngành này tại thời điểm 30/09 cũng đạt mức kỷ lục là 17,2%, cao hơn nhiều so với mức 13,8% cùng kỳ năm 2018 và 8,8% của năm 2017.
Theo ông Lộc điều này dẫn đến câu hỏi sự tăng trưởng ngành này có bền vững không khi chỉ số hàng tồn kho tăng cao.
Mặt khác, nhiều chuyên gia dự báo rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, từ đó sẽ trở thành công xưởng mới của nền kinh tế toàn cầu.
"Nhưng thực tế lại không chứng minh điều đó, mà ngược lại, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết", Chủ tịch VCCI nhận định.
Như xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng chỉ tăng 8,2% so với cùng kỳ 2018, bằng phân nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái là 15,4% và bằng khoảng 1/3 của mức tăng trên 20% của những năm trước nữa.
Trong khi đó, cơ cấu xuất khẩu theo thị trường cũng có những chuyển dịch bất lợi, theo Chủ tịch VCCI.
Xuất khẩu sang nhóm 5 thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, bao gồm EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản đều giảm tốc. Duy nhất, xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro và gian lận thương mại, về thâm nhập thương mại.
9 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ gần 45 tỷ USD, tăng tới 28% so với cùng kỳ năm ngoái và Việt Nam trở thành một trong sáu quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ.
Do đó, “ai dám chắc chúng ta không bị trừng phạt khi xuất siêu vào Mỹ?”, ông Lộc đặt câu hỏi.
Chủ tịch VCCI cũng nêu vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc đang giảm, trong khi tăng đột biến từ Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc. Đây là những nguồn FDI thiếu bền vững.
Theo Chủ tịch VCCI, động lực chính tăng trưởng trong thời gian tới là nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, 3 năm liên tiếp nguồn thu từ doanh nghiệp không đạt chỉ tiêu, chứng tỏ cộng đồng doanh nghiệp đang khó khăn.
Ông Lộc đề nghị cải cách mạnh mẽ hơn nữa điều kiện kinh doanh, thể chế, để doanh nghiệp phát triển, nếu không thì Việt Nam có nguy cơ tụt hậu.
Chủ tịch VCCI đặt vấn đề, "để vượt qua giai đoạn khó khăn này, các nước đang đua nhau hạ lãi suất, giảm chi phí và ban hành các gói kích thích kinh tế để hỗ trợ doanh nghiệp. Còn ở Việt nam, chúng ta đang làm gì khi lạm phát thấp nhưng lãi suất lại rất cao và các chi phí kinh doanh ngày càng lớn?"
Xuất khẩu tháng 10 giảm chủ yếu do Samsung kết thúc đợt đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới Galaxy Note 10.
Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung GDP của toàn nền kinh tế trong 3 quý đầu năm với hơn 52%.
Quy mô GDP thay đổi sẽ dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan tới chỉ tiêu GDP cũng thay đổi.
Thâm hụt thương mại của Mỹ giảm mạnh trong tháng 6 do xuất khẩu tăng lên mức cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi.
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.