Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng
Nguồn vốn từ các cổ đông sẽ bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của Yuanta Việt Nam, bao gồm hoạt động cho vay và ứng trước.
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm đáng kể so với phiên trước, thêm nữa, áp lực chốt lời gia tăng vào cuối phiên khiến VN-Index bất ngờ mất mốc 970 điểm
HOSE - Không giữ được mốc 970 điểm
Diễn biến chính của VN-Index trong sáng nay là giằng co quanh vùng 968-975 điểm. Lực nâng đỡ khá ổn định khi các mã lớn duy trì độ cao trên biểu đồ giá tốt, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, tình trạng giao dịch còn chậm hơn hôm qua. Tâm lý nhà đầu tư đang tỏ ra dè dặt hơn sau phiên lao dốc gần 17 điểm tuyệt đối ngày 15/8.
Dường như việc dòng tiền chảy chậm lại đáng kể đã khiến VN-Index thiếu động lực để bứt phá hơn nữa. Đến trưa, chỉ số này tạm dừng tại 974,08 điểm, tăng 10 điểm so với tham chiếu (+1,02%).
Trong nhóm ngân hàng sáng nay, ngoại trừ HDB giảm 0,68%; EIB giảm 0,36%, số cổ phiếu còn lại đều duy trì mức tăng khá gồm VCB tăng 3,6%; BID tăng 4,67%; CTG tăng 2,1%; MBB tăng 0,2%; TCB tăng 0,94%; VPB và STB đứng giá.
Ngoài ra, phần còn lại của top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn còn có GAS tăng 1,59% sau 3 phiên giảm mạnh trước đó; VHM tăng 2,04% (đầu phiên đã tăng tới 5,75% khi có thông tin cổ phiếu này sẽ lọt vào rổ ETF); VIC tăng 0,59%; SAB tăng 0,14%; MSN và VNM đứng giá.
Đến chiều, chỉ số VN-Index đã ít chao đảo hơn, tuy nhiên lại liên tục có xu hướng đi xuống trên biểu đồ kỹ thuật. Sắc đỏ dần giật lại thế cân bằng về số lượng trên biểu đồ giá. Áp lực chốt lời gia tăng chủ yếu tại nhóm mã lớn khiến lực nâng đỡ chỉ số chính yếu đi đáng kể. Một số mã ngân hàng đã dần chuyển sang sắc đỏ.
Về cuối phiên, cú đánh bất ngờ ATC đã khiến VN-Index mất ngưỡng 970 điểm và đóng cửa tại 968,88 điểm, tăng 4,6 điểm so với tham chiếu (+0,48%).
Khối lượng giao dịch giảm tiếp 13% so với phiên trước, đạt 151 triệu đơn vị, tương ứng với 3,5 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 137 mã tăng giá, 139 mã giảm giá và 62 mã đứng giá. Trong đó có 6 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.
Thành tích của VN-Index hôm nay phần lớn vẫn đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng với tổng 2 điểm ảnh hưởng, tuy nhiên mức tăng giá về cuối phiên đã suy yếu đáng kể. VCB chỉ còn tăng 2,31%; BID tăng 3,67%; TPB tăng 0,77%. Lực nâng đỡ từ 3 cổ phiếu trên đã bị tiêu hao không ít bởi các cổ phiếu giảm giá còn lại gồm CTG đã giảm 0,57%; MBB giảm 1,27%; VPB giảm 1,89%; HDB giảm 2,05%; STB giảm 1,75%; TCB và EIB đứng giá.
Theo sau là GAS (+1,8%) và VHM (+0,93%) với đóng góp lần lượt 1,1 điểm và 0,9 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã CTG (-0,57%) với 8,6 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là OGC (tăng trần) với 7,25 triệu đơn vị và GEX (+5,61%) đạt 6,3 triệu đơn vị.
Mới đây, Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (OGC) đã công bố thông tin về việc cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản ông Hà Văn Thắm của Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội gồm hơn 68,779 triệu cổ phiếu đứng tên Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (Hà Văn Thắm là chủ doanh nghiệp) tại OGC; hơn 3,33 triệu cổ phiếu đứng tên Hà Văn Thắm tại OGC.
Về khối ngoại, sàn HOSE mua ròng 62,2 tỷ đồng. Cụ thể, TCB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,99 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là SBT, VCB, HPG.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là TCB với 1,99 triệu đơn vị. Theo sau là VHM, SSI, VCB.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày gồm JVC (CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật) tăng 4,9 lần; DAH (CTCP Tập đoàn Khách sạn Đông Á) tăng 4,3 lần; SJS (CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà) tăng 4,1 lần.
HNX – Lực cầu yếu
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index nhanh chóng vọt lên trên mức 109 điểm chỉ trong vài phút đầu phiên, tăng hơn 1 điểm so với tham chiếu. Mặc dù tình trạng giao dịch uể oải, lực cầu khá yếu, nhưng lực nâng đỡ lại khá tốt đến từ một số cổ phiếu chi phối như ACB, SHB, PVC.
Đến chiều, áp lực chốt lời gia tăng mạnh hơn tại một số mã lớn khiến sức ép đè nặng lên chỉ số chính. HNX-Index liên tục lùi lại cho đến hết phiên và đóng cửa tại 108,02 điểm, tăng 0,1 điểm so với tham chiếu (+0,09%).
Khối lượng giao dịch giảm 23% so với phiên trước, đạt 32,8 triệu đơn vị, tương ứng với 0,47 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 78 mã tăng giá, 67 mã giảm giá và 59 mã đứng giá.
PHP (+9,52%) là mã chứng khoán đóng góp lớn nhất cho HNX-Index hôm nay với 0,18 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 15 mã tăng giá kịch trần, 15 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (0%) dẫn đầu sàn khi đạt 6,72 triệu đơn vị. PVS (-1,55%) theo sau với 3,77 triệu đơn vị, ACB (0%) đạt 3,16 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 632,9 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là VGC với 202,9 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 3 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm PIV, DBC, TNG.
Nguồn vốn từ các cổ đông sẽ bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của Yuanta Việt Nam, bao gồm hoạt động cho vay và ứng trước.
Dòng tiền chảy vào thị trường một cách dồi dào, thêm nữa, đa số các mã lớn đều tăng giá vào cuối phiên khiến VN-Index tiệm cận mốc 980 điểm một cách vững chắc.
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút ròng trở lại sau 4 tháng tạm dừng, giữa lúc tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh và áp lực thanh khoản gia tăng.
Đại diện VietinBank cho biết nhà băng đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm.
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.
Các Ngân hàng Nhà nước khu vực chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7, đồng bộ với hệ thống chính quyền địa phương mới.
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Không chỉ khai thác tài nguyên sẵn có ở Quảng Ninh, các doanh nghiệp đang kiến tạo nên những sản phẩm du lịch có chiều sâu và sức lan tỏa lâu dài.
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ hút ròng trở lại sau 4 tháng tạm dừng, giữa lúc tỷ giá USD/VND liên tục lập đỉnh và áp lực thanh khoản gia tăng.
Luật sửa đổi 8 luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua, mở rộng phân quyền, đơn giản thủ tục và tăng tính linh hoạt trong cơ chế chia sẻ doanh thu dự án PPP.
Bách Hóa Xanh dường như đã tìm ra được "công thức" mặt bằng, khi hầu hết các điểm mở mới đều ghi nhận lợi nhuận dương ở cấp độ cửa hàng.
Chủ tịch Công ty CP C‑Holdings Nguyễn Quốc Cường livestream bán nhà được dự báo sẽ mở ra xu hướng mới trong cách làm marketing trên thị trường bất động sản.
Các tập đoàn CREC, CRCC, CCCC bày tỏ mong muốn tham gia vào các dự án đường sắt tại Việt Nam, Ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng tài trợ vốn.
Liên danh T&T Group – Futa Group – Phương Thành được chọn làm nhà đầu tư dự án cao tốc đường bộ Bảo Lộc – Liên Khương tại Lâm Đồng.