Video

Chứng khoán ngày 22/1: Cổ phiếu trụ cột kéo VN-Index lên đỉnh

An Nhiên Thứ hai, 22/01/2018 - 21:37

Chỉ có 137 mã tăng giá so với 162 mã giảm giá, nhưng VN-Index vẫn tăng mạnh 2,39% lên 1.087,42 điểm. Điều này cho thấy hầu hết mã có ảnh hưởng lớn đều tăng giá.

HOSE - Sự cố kỹ thuật khiến phiên ATC không thể thực hiện

Bước vào phiên giao dịch sáng nay, hàng loạt mã lớn đua nhau tăng giá, giúp VN-Index tăng điểm liên tục, sắc xanh lan rộng dần sau đó trên sàn HOSE. Nghỉ trưa, chỉ số này tạm dừng ở mức 1.075,47 điểm, tăng 0,81 so với giá mở cửa sáng nay.

Trong Top 10 mã có vốn hóa lớn nhất thị trường, ngoại trừ SAB và VRE đang giảm giá, còn lại đều tăng mạnh như VNM tăng hơn 2%, VCB tăng hơn 3,4%, GAS hơn 3,5%, còn MSN và HPG tăng hơn 4%.

Đến phiên chiều, tốc độ tăng của chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục giữ phong độ khi tiến gần sát tới ngưỡng 1.090 điểm.

Tuy nhiên, đến phiên ATC, hệ thống khớp lệnh của HOSE bất ngờ ngừng hoạt động, kết nối từ HOSE đến các công ty chứng khoán bị gián đoạn. HOSE không thể xác định giá đóng cửa phiên của các mã chứng khoán cũng như VN-Index.

Đến khoảng 18h30, HOSE ra thông báo về sự cố đồng thời quyết định xác định giá đóng cửa là giá khớp lệnh cuối cùng. Theo đó, VN-Index đóng cửa là 1.087,42 điểm, tăng 2,39%.

Do sự cố kỹ thuật, khối lượng giao dịch cả phiên đã giảm 22,3% so với cuối tuần trước, đạt 226 triệu đơn vị, tương ứng với 7,5 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch. Chốt phiên có 137 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 35 mã đứng giá.

Chứng khoán 22/1: Nhiều bất ngờ
Diễn biến phiên giao dịch ngày 22/1. Nguồn: HOSE

Trong top 20 mã ảnh hưởng lớn nhất trên sàn HOSE, trước lúc xảy ra sự cố không mong muốn, ngoại trừ mã VRE (CTCP Vincom Retail) tiếp tục đà giảm giá sáng nay, còn lại các mã lớn khác trong danh sách này đều tăng mạnh. 

Dẫn đầu về đóng góp vào thành tích 25,35 điểm hôm nay của VN-Index là GAS (Tổng công ty khí VN) khi tăng trần, tương ứng 4,935 điểm ảnh hưởng. Theo sau là VNM (Vinamilk, +2,92%), VCB (Vietcombank, +3,77%) khi lần lượt góp 3,254 điểm; 3,092 điểm ảnh hưởng.

Cùng với VCB, nhiều mã ngân hàng khác đều tăng giá: CTG tăng 1,78%, BID tăng 4,46%, VPB tăng 2,18%, MBB tăng 0,54%, EIB tăng 0,33%. Ngoại trừ STB (Sacombank) giảm giá 2,27%.

Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền của mã VJC với giá tham chiếu được điều chỉnh tăng 12.200 đồng lên mức 174.300 đồng/1 cổ phiếu. Kết thúc phiên,  VJC tăng trần.

Vào ngày 7/2 tới, CTCP Hàng không Vietjet sẽ tạm ứng cổ tức đợt 2/2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%/cổ phiếu, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng.

Về khối lượng giao dịch, STB (Sacombank, -2,27%) vẫn dẫn đầu sàn với 24 triệu đơn vị. Mã SSI (CTCP Chứng khoán Sài gòn, +5,23%) về thứ hai sau khi đạt 10,54 triệu đơn vị; HAG (CTCP Hoàng Anh Gia Lai, -2,58%) đạt 10,32 triệu đợn vị được giao dịch.

Khối lượng giao dịch đột biến trên HOSE

Trong phiên giao dịch hôm nay, có 4 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 5,5 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.

Cụ thể gồm VPD (CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam) tăng 21,8 lần, HAS (CTCP Hacisco) tăng 8 lần; LGL (CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang) tăng 6,5 lần, DHA (CTCP Hóa An) tăng 5,6 lần.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

Khối ngoại tiếp tục mua mạnh mã E1VFVN30 với 2,8 triệu đơn vị, giảm gần 10 lần so với thứ Sáu tuần trước do sự cố kỹ thuật, Tiếp đến là SSI đạt 2,5 triệu đơn vị, HPG đạt 1,94 triệu đơn vị được giao dịch.

Ngược lại, VRE đứng đầu sàn về khối ngoại bán ra với 2,35 triệu đơn vị. Các mã cũng khiến các nhà đầu tư ngoại bán mạnh là HPG, CII, VNM.

HNX-Index diễn biến tích cực

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), giao dịch vẫn diễn ra bình thường, tương tự phiên giao dịch buổi sáng trên HOSE, các trụ lớn trên HNX cũng rất tích cực, khi ACB tăng 1,27%, VCS lên 1%, VCG tăng 1,68%, VGC tăng 0,75%.

Chứng khoán 22/1: Nhiều bất ngờ 1
Diễn biến phiên giao dịch ngày 22/1. Nguồn: HNX

Chỉ số HNX tiếp tục tăng mạnh sau khi nghỉ trưa và đóng cửa phiên hôm nay tại sát mức cao nhất của ngày 123,88 điểm, tăng 1,49 điểm (+1,22%).

Khối lượng giao dịch đạt 84,8 triệu đơn vị, tương ứng 1,33 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch. Chốt phiên có 114 mã tăng giá, 88 mã giảm giá và 66 mã đứng giá.

Hôm nay, ACB (Ngân hàng TMCP Á Châu, +1,77%) dẫn đầu đẩy chỉ số HNX lên cao hơn trong phiên khi góp 0,393 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 26 mã tăng giá kịch trần, 8 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, SHB (Ngân hàng TMCP Sài gòn) tiếp tục đứng đầu khi đạt 17,8 triệu đơn vị. PVS (Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam) theo sau với 12,5 triệu đơn vị, PVX (CTCP Xây lắp Dầu khí VN) đạt 4,6 triệu đơn vị được giao dịch.

Khối lượng giao dịch đột biến trên HNX

Trong phiên giao dịch hôm nay, có 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 8 lần so với khối lượng trung bình 20 ngày trước đó.

Cụ thể, PSD (CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí) đạt hơn 102,4 nghìn đơn vị được giao dịch khi tăng 49,5 lần, tiếp đến là SWC, NAG, DHT, PVG, TC6.

Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài

SHB dẫn đầu về khối lượng nhà đầu tư ngoại mua vào với 590,5 nghìn đơn vị, tiếp đến là PVS với 312,4 nghìn đơn vị.

Ngược lại, khối ngoại bán ra mạnh nhất vẫn là PVS đạt 1,6 triệu đơn vị được giao dịch.

Sàn chứng khoán HOSE bị lỗi khi chỉ số VNIndex tăng mạnh

Sàn chứng khoán HOSE bị lỗi khi chỉ số VNIndex tăng mạnh

Tài chính -  6 năm

Thị trường chứng khoán tăng 25,35 điểm với thanh khoản 7.500 tỷ đồng nhưng đã không thể đóng cửa vì sự cố kỹ thuật.

Chứng khoán ngày 19/1: VN-Index suýt vượt mức đỉnh lập được trong tuần

Chứng khoán ngày 19/1: VN-Index suýt vượt mức đỉnh lập được trong tuần

Tài chính -  6 năm

VN-Index tạo đỉnh trong ngày ở 1.067,21 điểm trước khi đóng cửa ở 1.062,07 điểm, tăng 11,82 điểm (+1,13%) so với phiên trước, nhưng vẫn thấp hơn mức đỉnh đạt được hôm thứ Ba.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt một loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt một loạt doanh nghiệp

Tiêu điểm -  6 năm

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành các quyết định xử phạt một số công ty vì có những sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán.

Chứng khoán ngày 18/1: VN-Index quay đầu ngoạn mục đón GEX và VPG chào sàn

Chứng khoán ngày 18/1: VN-Index quay đầu ngoạn mục đón GEX và VPG chào sàn

Tài chính -  6 năm

GEX và VPG đã có một phiên khai trương niêm yết không thể thành công hơn trên HOSE khi cùng tăng trần trong bối cảnh chỉ số VN-Index tăng trở lại sau phiên rớt thảm hôm qua.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  58 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.