Chứng khoán lao dốc sau khi vượt kỷ lục 11 năm
Ảnh hưởng từ các thị trường chứng khoán thế giới, VNIndex và HNXIndex đều giảm điểm mạnh khi mở cửa thị trường sáng nay.
Nếu nhìn theo hướng khác, sau khi VN-Index đạt kỷ lục mới vào hôm qua với nhiều trụ lớn tăng giá mạnh, sự sụt giảm mạnh đột ngột hôm nay lại trở thành cơ hội lớn cho nhiều nhà đầu tư muốn bắt đáy tại nhiều mã hấp dẫn.
HOSE - Cơ hội để bắt đáy tại nhiều mã hấp dẫn
Chịu ảnh hưởng từ xu hướng sụt giảm mạnh trên các thị trường chứng khoán châu Á, sáng nay, ngay đợt xác định giá mở cửa trên sàn HOSE, VN-Index đã tụt 1,54%.
Thêm 7 phút khớp lệnh liên tục nữa, chỉ số này chính thức rớt gần 30 điểm (-2,47%) so với giá tham chiếu, ‘quá nhanh và nguy hiểm’, đa số các mã chứng khoán lớn nằm trong top 20 đều mang sắc đỏ, ngoài trừ VIC còn tăng nhẹ 0,56%.
Sau đó, tuy có leo dốc trở lại, nhưng VN-Index lại khá đuối sức, khi chỉ cố được thêm 2 lần hồi phục nhẹ. Từ 10h10 trở đi, chỉ số này liên tục trượt dần xuống sát đáy đầu phiên và tạm nghỉ trưa tại mức 1.144,11 điểm (- 2,41%).
Giá trị giao dịch qua khớp lệnh sáng nay tăng đột biến, trên 5 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất mà sàn HOSE đạt được trong một buổi sáng kể từ sau Tết, cho thấy rất nhiều nhà đầu tư đã nhảy vào bắt đáy tại nhiều mã hấp dẫn.
Tất cả các cổ phiếu ngành ngân hàng đều tràn trong sắc đỏ từ sớm, mức giảm giá thấp nhất là 2,5%. Thêm nữa, BVH giảm 6,5%, SSI giảm 5%, ROS giảm 3,9%, HPG giảm 2,5%,…
Ngược lại, VIC cố trụ trong màu sắc đỏ rực, khi đến lúc nghỉ trưa chỉ còn tăng 0,1%.
Đến phiên chiều, mức cao nhất mà chỉ số VN-Index vất vả đạt được là 1.156,8 điểm (-1,33%). Sau đó, có điều chỉnh nhẹ, nhưng vẫn đóng cửa tại mức 1.153,59 điểm, tăng 18,77 điểm (-1,06%).
Thanh khoản tăng nhanh hơn khi những mã lớn thường ngày lên xuống nhẹ nhàng, đến hôm nay lại có sự giảm giá hiếm thấy, như một cơ hội cho nhiều nhà đầu tư nhảy vào bắt đáy, khiến khối lượng giao dịch tăng mạnh hơn 12%, đạt gần 262 triệu đơn vị, tương ứng với 7,7 nghìn tỷ đồng.
Chốt phiên có 75 mã tăng giá, 230 mã giảm giá và 33 mã đứng giá. Trong đó, có 7 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.
Trong top 20 mã có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE hôm nay, chỉ có VIC (+1,39%) và SAB (+1,91%) là nâng đỡ sàn HOSE mạnh nhất, khi góp lần lượt 1,455 điểm, 1,038 điểm ảnh hưởng vào chỉ số VN-Index hôm nay. Trong khi, có tới 13 mã giảm giá trên 2%.
Ba mã chứng khoán tạo sức đè mạnh nhất cho VN-Index hôm nay là VCB (-2,92%), BID (-4,4%) và GAS (-2,17%), khi mỗi mã nặng lần lượt -2,779 điểm, -2,452 điểm và -2,041 điểm ảnh hưởng.
Về khối lượng giao dịch, mã STB (-1,56%) với lượng giao dịch đạt 17,46 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là CTG (-2,37%) với 13 triệu đơn vị và FLC (-1,94%) đạt gần 13 triệu đơn vị.
Trong đó, VPB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,8 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VIC, NT2, SSI.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là VPB với 1,8 triệu đơn vị. Theo sau là DXG, KBC, DIG.
Trong phiên giao dịch hôm nay, có 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó. Cụ thể, KHP (CTCP Điện lực Khánh Hòa) tăng 10,8 lần, SRC (CTCP Cao su Sao Vàng) tăng 8,4 lần, ITD (CTCP Công nghệ Tiên Phong) tăng 6,1 lần, HU3 (CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD3) tăng 5,5 lần, SMC (CTCP Đầu tư thương mại SMC) tăng 4,4 lần.
HNX – Thanh khoản tăng gần 50%
Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, hôm nay lại là một phiên giảm mạnh của chỉ số HNX-Index. Đặc biệt là cú đánh ATO từ đầu phiên khiến chỉ số này mất liền 2,54%. Sau đó, chao đảo khá nhẹ và đóng cửa tại mức 131,88 điểm,, giảm 2,17 điểm (-1,62%).
Khối lượng giao dịch tăng mạnh 49,6% so với hôm qua, đạt 89 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,53 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 54 mã tăng giá, 117 mã giảm giá và 70 mã đứng giá.
ACB (-2,13%) vẫn nằm ở vị trí mã có ảnh hưởng nhất sàn Hà Nội, với việc đóng góp -0,587 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 9 mã tăng giá kịch trần, 21 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-3,01%) tiếp tục đứng đầu khi đạt gần 25 triệu đơn vị. PVS (+0,38%) theo sau với 12 triệu đơn vị, ACB đạt 6,4 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, PVS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,7 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là PVS với 1,7 triệu đơn vị.
Trong phiên có 5 mã đột biến về khối lượng giao dịch, tăng hơn 3 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó, gồm SSM, HJS, SGO, SIC, NDF.
Ảnh hưởng từ các thị trường chứng khoán thế giới, VNIndex và HNXIndex đều giảm điểm mạnh khi mở cửa thị trường sáng nay.
Kết thúc phiên hôm nay, chỉ số VN-Index và HNX-Index, 1 xanh - 1 đỏ.
20 công ty chứng khoán lớn nhất đang cho nhà đầu tư chứng khoán vay hơn 37 nghìn tỷ đồng để đầu tư cổ phiếu nhưng tình trạng nợ xấu không được thuyết minh.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực