Chứng khoán ngày 28/3: Dòng tiền có vẻ thận trọng

Ngọc Chi Thứ tư, 28/03/2018 - 21:00

Thanh khoản trên sàn HOSE giảm gần 10%, VN-Index lại lần nữa chưa thể chính thức chinh phục mốc 1.180 điểm. Còn sàn Hà Nội, hôm nay lại là một phiên giảm điểm.

HOSE - Tâm lý thận trọng

Không hưng phấn như đầu phiên trước đó, sáng nay, chỉ số VN-Index đã giảm 0,24% ngay khi xác định giá mở cửa.

Dường như tâm lý nhà đầu tư có phần thận trọng và ngần ngại khi đổ dòng tiền vào sàn HOSE sáng nay, khi nhiều cổ phiếu được khớp lệnh một cách uể oải, thanh khoản suy giảm mạnh 15% so với sáng qua, bỏ qua thông tin tăng trưởng vĩ mô rất tốt được đưa ra vào chiều qua. 

Nổi bật nhất là giao dịch thỏa thuận nội bộ tại khối ngoại của cổ phiếu FPT với 7 triệu cổ phiếu, trị giá 445,2 tỷ đồng.

Sau 5 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index đã tụt xuống đáy thấp nhất trong ngày ở mức 1.165 điểm, giảm 0,51%.

Khi biểu đồ giá của một số cổ phiếu lớn đã được cải thiện khá tốt như VIC chuyển từ sắc đỏ (giảm 0,71%) sang sắc xanh (tăng 1,77%) một cách nhanh chóng, GAS cũng chuyển màu khá nhanh,… khiến VN-Index vớt đáy thành công, trở lại trên mức tham chiếu kể từ 9h30.

Diễn biến sau đó của VN-Index khá ổn định khi liên tục dao động với biên độ khá hẹp giữa khoảng 1.171 – 1.175 điểm. Trong 30 phút cuối phiên sáng, VN-Index quay đầu giảm mạnh hơn, cho đến lúc nghỉ trưa tạm dừng tại mức 1.169,1 điểm (-0,22%).

Nâng đỡ chỉ số VN-Index sáng nay mạnh nhất là NVL tăng trần với thanh khoản tăng khá mạnh, VIC ăng 0,44%, VJC tăng 0,81%, MSN tăng 0,18%,…

Ngược lại kìm hãm chỉ số này nhiều là đa số cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng gồm VCB sụt giảm mạnh 1,41%, CTG giảm 1,12%, MBB giảm 1,26%, VPB giảm 0,31%, STB giảm 0,65%, cùng với VNM giảm 0,33%, HPG giảm 0,17%, …

Chứng khoán 28/3: Dường như dòng tiền có vẻ thận trọng

Đến phiên chiều, tốc độ khớp lệnh đã trở nên nhanh hơn, VN-Index cũng có những diễn biến khởi sắc trong nửa đầu thời gian, khi chỉ số này tăng mạnh lên gần mốc 1.180 điểm.

Tuy nhiên, sau đó lại tụt nhanh trở lại gần mức tham chiếu và đóng cửa tại mức 1.172,24 điểm, tăng 0,51 điểm (+0,04%).

Thanh khoản giảm hơn 9% so với phiên trước, khối lượng giao dịch đạt 208,5 triệu đơn vị, tương ứng với 6,17 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 120 mã tăng giá, 160 mã giảm giá và 61 mã đứng giá. Trong đó, có 9 mã tăng trần và 9 mã giảm sàn.

Trong top 20 mã chứng khoán có sức ảnh hưởng nhất sàn HOSE, không có mã nào tăng giá tới 2% lúc chốt phiên và có 8 mã tăng trên 1%. Trong khi có tới 7 mã giảm khá gồm VNM giảm 0,94%, VCB giảm 0,7%, SAB giảm 2,01%, CTG giảm 1,68%, MBB giảm 1,12%, MWG giảm 0,7% và FPT giảm 1,01%.

Về khối lượng giao dịch, mã FLC (-1,98%) với lượng giao dịch đạt 20,87 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là IDI (0%) với 7 triệu đơn vị và STB (-0,97%) đạt gần 6,5 triệu đơn vị.

Trong đó, FPT dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 9,2 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là MBB, REE, VNM.

Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là FPT với 9,2 triệu đơn vị. Theo sau là MBB, E1VFVN30, REE. 

Trong phiên giao dịch hôm nay, có 8 mã có khối lượng giao dịch đột biến tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó.

Cụ thể, NBB (CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy, giảm sàn) với hơn 1,2 triệu đơn vị được giao dịch, đây là mức cao nhất mà cổ phiếu này đạt được kể từ đầu năm nay, với 90% khối lượng được khớp lệnh tại mức sàn 19.200 đồng/1 cổ phiếu, tăng 223,4 lần so với khối lượng trung bình 10 phiên trước đó.

DHC (CTCP Đông Hải Bến Tre) tăng 9,6 lần, ITC (CTCP Đầu tư – Kinh doanh nhà) tăng 7,1 lần, VCS (CTCP VICOSTONE) tăng 6,6 lần, DST (CTCP Sách và Thiết bị giáo dục Nam Định) tăng 6,5 lần.

HID (CTCP Đầu tư và Tư vấn Hà Long) tăng 5,1 lần, SRC (CTCP Cao su Sao Vàng) tăng 5 lần, STG (CTCP Kho vận miền Nam) tăng 4,7 lần.

HNX – Thanh khoản rớt 'thảm'

Tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, diễn biến của chỉ số HNX-Index hôm nay khá tệ khi liên tục dao động dưới mức tham chiếu. Chỉ số này đóng cửa tại mức 132,56 điểm, giảm 0,73 điểm (-0,55%).

Chứng khoán 28/3: Dường như dòng tiền có vẻ thận trọng 1

Khối lượng giao dịch giảm ‘thảm’ hơn 1/3 so với phiên trước, đạt hơn 44 triệu đơn vị, tương ứng gần 0,84 nghìn tỷ đồng giá trị giao dịch.

Chốt phiên có 89 mã tăng giá, 87 mã giảm giá và 57 mã đứng giá.

Tuy VCS (+3,96%) nâng đỡ mạnh cho chỉ số HNX-Index hôm nay, với việc đóng góp 0,438 điểm. Nhưng 3 cổ phiếu lớn khác lại đồng lòng giảm giá khá sâu khiến VCS khó trụ vững là ACB (-1,26%), VCG (-3,33%) và SHB (-1,52%), tạo gánh nặng tới -0,678 điểm ảnh hưởng.

Cả phiên có 18 mã tăng giá kịch trần, 14 mã chạm sàn.

Về khối lượng giao dịch, SHB trở lại đứng đầu khi đạt gần 9,7 triệu đơn vị. PVS (+2,31%) theo sau với 7,5 triệu đơn vị, ACB đạt gần 2,3 triệu đơn vị.

Về khối ngoại, VGC là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 1,5 triệu đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất vẫn là VGC với 1,69 triệu đơn vị.

Trong phiên có mã TCD (CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ và Vận tải) tăng đột biến về khối lượng giao dịch, tăng 5,3 lần so với khối lượng trung bình 10 phiên trước đó.

Công ty nông nghiệp của ông trùm chứng khoán Nguyễn Duy Hưng thua lỗ liên tiếp

Công ty nông nghiệp của ông trùm chứng khoán Nguyễn Duy Hưng thua lỗ liên tiếp

Doanh nghiệp -  7 năm

Kể từ năm 2014 đến nay, Elcom đã liên tục phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư vào Atani Holdings, công ty công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chứng khoán ngày 27/3: Cổ phiếu FLC có một phiên náo nhiệt

Chứng khoán ngày 27/3: Cổ phiếu FLC có một phiên náo nhiệt

Tài chính -  7 năm

Sau thông tin Hợp đồng thỏa thuận mua 24 máy bay của Tập đoàn FLC chính thức được ký thì giá cổ phiếu của Tập đoàn này liên tục tăng trần và khối lượng giao dịch liên tục đứng đầu sàn với con số rất lớn.

Chứng khoán ngày 26/3: VN-Index lấy lại phong độ

Chứng khoán ngày 26/3: VN-Index lấy lại phong độ

Tài chính -  7 năm

Sau phiên giảm mạnh gần 20 điểm trước đó, tạo cơ hội cho nhiều nhà đầu tư bắt đáy thì đến hôm nay, VN-Index đã lấy lại hầu như những gì đã mất. Còn sàn Hà Nội, sắc xanh cũng đã trở lại.

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Tài chính -  6 giờ

Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay

Tài chính -  1 ngày

Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp

Tài chính -  2 ngày

Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.

Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'

Ước mơ có nhà và cám dỗ từ những gói vay 'rẻ như cho'

Tài chính -  2 ngày

Người trẻ đứng trước cơ hội vay mua nhà với lãi suất thấp, song đằng sau đó là bài toán lãi suất thả nổi và đòn bẩy tài chính quá khả năng.

Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu

Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu

Tài chính -  2 ngày

Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Xuất khẩu tôm lạc quan với mục tiêu 4,5 tỷ USD

Tiêu điểm -  1 giờ

Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh hai tháng đầu năm nhưng ngành tôm tiếp tục đối diện không ít khó khăn.

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Chưa có lý do khiến giá bất động sản giảm

Bất động sản -  3 giờ

Cả nguồn cung và nguồn cầu hiện đang thúc đẩy giá bất động sản tiếp tục tăng.

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Trước ngưỡng cửa nâng hạng: Chứng khoán Việt đã cải thiện, song tiêu chuẩn lại cao hơn

Tài chính -  6 giờ

Việt Nam đang tiến gần đến cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán từ FTSE Russell. Cải cách mạnh mẽ đã mở đường, nhưng liệu thị trường có đáp ứng được kỳ vọng quốc tế?

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Bẫy truyền thông ESG: 'Tẩy xanh, tẩy hồng, tẩy cầu vồng' và cái giá phải trả

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Nhiều doanh nghiệp dù không cố ý nhưng đã vô tình vướng phải các cáo buộc tẩy xanh, tẩy hồng và tẩy cầu vồng trong quá trình truyền thông ESG.

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Tối ưu chi phí vận hành khách sạn: Bài học thực chiến từ Furama Resort Danang

Diễn đàn quản trị -  7 giờ

Tổng giám đốc Furama Resort Danang Nguyễn Đức Quỳnh cho rằng cắt giảm theo nghĩa truyền thống không còn phù hợp để tối ưu chi phí vận hành khách sạn.

Du lịch Việt Nam: Thách thức tiềm ẩn sau vầng hào quang

Du lịch Việt Nam: Thách thức tiềm ẩn sau vầng hào quang

Leader talk -  9 giờ

Dù liên tục ghi nhận kết quả tích cực sau Covid-19, du lịch Việt Nam vẫn chậm chân hơn nhiều với các nước láng giềng, đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề nội tại.