Chứng khoán ngày 4/7: Cung cầu cẩn trọng, VN-Index hồi phục 9 điểm
Riêng cặp đôi VIC - VHM đã góp tới 11 điểm ảnh hưởng giúp VN-Index hồi phục về điểm số.
Mặc dù cặp đôi quyền lực VHM-VIC tạo trụ nâng đỡ khá lớn cho sàn, VN-Index vẫn rớt tới 15 điểm và đóng cửa dưới mốc 900 điểm.
HOSE - Mức tăng giá của VIC - VHM không đủ
Hôm qua là phiên giao dịch có sự hồi phục về điểm số, tuy nhiên khối lượng giao dịch lại suy yếu tới 30%. Điều này cho thấy áp lực bán ra đã giảm bớt nhưng dòng tiền chảy vào lại quá cẩn trọng. Tâm lý nhiều nhà đầu tư đã trở nên bình tĩnh hơn và có xu hướng chờ đợi sự hồi phục của thị trường.
VN-Index tiếp tục mở cửa phiên thứ 8 liên tiếp tại sắc đỏ nhạt. Áp lực chốt lời không nhiều, lại có sự trợ giúp từ một số mã lớn như VHM, VIC, TCB giúp chỉ số này nhanh chóng hồi phục mốc 920 điểm và rập rình dưới mức này cho đến gần hết phiên sáng.
Thị trường tỏ ra khá cân bằng về số lượng mã tăng giảm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch phiên sáng đạt mức thấp kỷ lục kể từ đầu năm. Chỉ còn vài phút dừng giao dịch, VN-Index lại lao dốc trở lại và tạm dừng dưới mốc tham chiếu 912,6 điểm (-0,26%).
Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ phiếu thưởng của TCB theo tỷ lệ 1:2 và giá cổ phiếu này đã được điều chỉnh. TCB tăng trần từ sớm đã tạo trụ đỡ lớn cho VN-Index sáng nay.
Ngoài TCB chỉ còn VHM tăng khá 2,7% và VIC tăng 0,38%, các mã còn lại trong danh sách top 10 mã có giá trị vốn hóa lớn nhất sàn HOSE đều giảm gồm GAS giảm 3,14%; SAB giảm 1,24%; VCB giảm 1,62%; CTG giảm 2,51%; BID giảm 2,62%; VRE giảm 1,81%; MSN giảm 0,13%.
Phần còn lại của nhóm ngân hàng cũng hầu hết chìm trong sắc đỏ gồm STB giảm 0,97%; MBB giảm 1,88%; HDB giảm 0,87%. Chỉ còn TPB tăng 1,57%.
Đến chiều, do lực cầu quá yếu nên thị trường dễ bị tổn thương khi nguồn cung giá thấp gia tăng mạnh. Chỉ số VN-Index tiếp tục đổ đèo và rơi xuống đáy thấp nhất trong ngày tại 892,67 điểm, giảm tới 22 điểm tuyệt đối so với tham chiếu (-2,44%).
Tại đáy này, dòng tiền bắt đáy tham gia nhiệt tình hơn giúp VN-Index dần hồi phục. Tuy nhiên, sắc đỏ đã chiếm gần hết bảng điện tử. Lực nâng đỡ chính chỉ dựa vào mức tăng giá của bộ đôi VIC – VHM thì vẫn không đủ. Cho đến lúc hết phiên, chỉ số VN-Index không lấy lại được mốc 900 điểm và đóng cửa tại 899,4 điểm, giảm tới 15,59 điểm so với tham chiếu (-1,7%).
Khối lượng giao dịch tăng 12% so với phiên trước, đạt 143 triệu đơn vị, tương ứng với 3,67 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 71 mã tăng giá, 224 mã giảm giá và 41 mã đứng giá. Trong đó có 4 mã tăng trần và 23 mã giảm sàn.
Bộ đôi VHM (+2,89%) – VIC (+1,43%) là 2 trụ đỡ chính của chỉ số VN-Index hôm nay với việc đóng góp tới 4,26 điểm ảnh hưởng.
Ở phía ngược lại, VCB (-6,48%) và GAS (giảm sàn) là 2 mã chứng khoán tạo gánh nặng lớn nhất cho chỉ số chính với việc lần lượt cướp đi 4,4 điểm và 3,58 điểm.
Ngoài ra, VN-Index còn chịu sức ép lớn từ phần còn lại của nhóm ngân hàng gồm CTG giảm 6,39%; BID giảm 5,68%; MBB giảm 5,65%; VPB giảm 4,55%; HDB giảm 4,37%; STB giảm 5,63%; EIB đứng giá; TPB giảm 0,59%. Riêng TCB tăng 4,26%.
Về khối lượng giao dịch, mã FLC (-2,15%) với 7 triệu đơn vị dẫn đầu sàn HOSE. Tiếp theo là DXG (giảm sàn) với 6,7 triệu đơn vị và HAG (+2,25%) đạt 6 triệu đơn vị.
HDB dẫn đầu sàn về thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài với 1,6 triệu đơn vị được giao dịch. Theo sau là VCB, SSI, VNM.
Ngược lại, mã chứng khoán bị khối ngoại xả mạnh nhất là STB với 1,36 triệu đơn vị. Theo sau là VHM, HDB, BID.
Trong phiên giao dịch hôm nay, 6 mã có khối lượng giao dịch đột biến khi tăng hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày.
Cụ thể, PAN (CTCP Tập đoàn PAN) tăng 10,3 lần; TPB tăng 6,5 lần; OGC (CTCP Tập đoàn Đại Dương) tăng 5,4 lần; HAX (CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh) tăng 4,8 lần; LCG (CTCP LICOGI 16) tăng 4,2 lần; VHM tăng 4 lần.
HNX - Xa dần mốc 100 điểm
Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số HNX-Index khó lòng hồi phục mốc 100 điểm khi liên tục các cổ phiếu chi phối chìm trong sắc đỏ. Trụ nâng đỡ quá yếu khiến HNX-Index gần như đi ngang mốc tham chiếu trong nửa đầu thời gian phiên sáng.
Cho đến 10h, lực cung giá thấp gia tăng khiến sắc đỏ bắt đầu lan nhanh hơn. HNX-Index lao dốc cho đến hết phiên. Tuy gần cuối phiên chiều, có dấu hiệu vớt đáy nhưng cũng không đáng kể so với mức điểm giảm trước đó. Chỉ số này đành đóng cửa tại mức 96,39 điểm, giảm 3,6 điểm so với tham chiếu (-3,6%).
Khối lượng giao dịch tăng trở lại 22% so với phiên trước, đạt 39,1 triệu đơn vị, tương ứng với 0,51 nghìn tỷ đồng về giá trị giao dịch.
Chốt phiên có 55 mã tăng giá, 107 mã giảm giá và 49 mã đứng giá.
ACB (-6,56%) là mã chứng khoán tạo gánh nặng nhiều nhất cho HNX-Index hôm nay với -1,24 điểm ảnh hưởng.
Cả phiên có 16 mã tăng giá kịch trần, 20 mã chạm sàn.
Về khối lượng giao dịch, SHB (-4,05%) dẫn đầu sàn khi đạt 5,78 triệu đơn vị. ACB (-6,56%) theo sau với 4,9 triệu đơn vị, VGC (giảm sàn) đạt 4,18 triệu đơn vị.
Về khối ngoại, VCG là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với 913 nghìn đơn vị. Ngược lại, khối ngoại xả mạnh nhất là KVC với 144,7 nghìn đơn vị.
Sàn HNX hôm nay, 5 mã có khối lượng giao dịch đột biến hơn 4 lần so với khối lượng trung bình 10 ngày trước đó gồm PGT, ITQ, PVV, SDD, PVI.
Riêng cặp đôi VIC - VHM đã góp tới 11 điểm ảnh hưởng giúp VN-Index hồi phục về điểm số.
Hôm nay, VN-Index trở lại mức điểm của tháng 11/2017 và đe dọa mốc 900 điểm.
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Giá vàng hôm nay chiều 28/4 diễn biến quốc tế và trong nước có sự khác biệt, trong khi quốc tế dao động nhẹ, trong nước lại giảm thêm 1 triệu đồng mỗi lượng.
KSB đang thực hiện nhiều giải pháp từ tăng vốn điều lệ, sáp nhập công ty con, đến bổ sung ngành nghề kinh doanh nhằm tạo “bệ phóng” trong giai đoạn mới.
Thời gian để xây dựng hệ thống công trình phục vụ APEC 2027 ở Phú Quốc không còn nhiều nên phải "vừa chạy vừa xếp hàng".
Kết hợp hoàn hảo giữa thiên nhiên bình yên của vùng biển Đồ Sơn, không gian nghỉ dưỡng tinh tế của những biệt thự, dịch vụ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu và những hoạt động ngoài trời sôi động, Ruby Tree Golf Villas sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách dịp 30/4-1/5 và mùa hè này.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) năm nay tiếp tục được vinh danh thứ 193 trong Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2025 (FAST500), tăng 173 bậc so với bảng xếp hạng năm 2024 và xếp hạng 24 trong Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam.
Trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu đầy biến động, TPBank vẫn khẳng định vị thế là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Đáp ứng nhu cầu lướt sóng của nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đầy biến động, VPBankS đã chính thức nâng hạn mức và ưu đãi cho sản phẩm margin T+. Với chính sách mới, nhà đầu tư có thể vay margin lãi suất chỉ từ 0%/năm và hạn mức lên đến 15 tỷ đồng.