Leader talk
Chúng ta thiếu loại người tài nào?
Chúng ta không thiếu người tài ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng những “nhà tổ chức” thực hiện việc “tổ chức” những người tài đó lại để cùng nhìn về một hướng thì lại quá ít.
Thiếu người tài đặc biệt
Ở Việt Nam hiện nay quá ít những người vừa có tầm bao quát đủ rộng vừa có khả năng tổ chức thực hiện trong thực tiễn. Có người có nhiều ý tưởng hay, nhưng không biết phải làm thế nào hiện thực hóa nó, có người lại chỉ biết thừa hành như là các kỹ thuật viên theo kiểu chỉ đâu đánh đấy mà không biết đầu quân vào đâu.
Chính quyền của các tỉnh thành như Đà Nẵng, Hà Nội, TP. HCM, và nhiều địa phương khác đều trải thảm đỏ chào mời những người tài năng và tài năng đặc biệt với những ưu đãi hấp dẫn, nhưng mức độ thành công rất hạn chế, không muôn nói là thất bại. Vấn đề đặt ra là cần thu hút loại người tài nào trước tiên và sử dụng họ ở những lĩnh vực nào, nếu không hạ màn của một kịch bản sẽ lại như cũ.
Người có tài, có năng lực dễ thấy ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng được coi là tài năng đặc biệt phục vụ trong bộ máy công quyền và cả ở trong các tập đoàn kinh tế lớn đòi hỏi một vài phẩm chất rất khác. Cách nay vài năm, một trường đại học lớn ở TP.HCM có mời về một số chuyên gia được quảng bá là “cực tài” ở một vài lĩnh vực khác nhau, nhưng rồi cuộc “hôn phối” sớm chấm dứt.
Một vài người có tài, nhưng họ không chơi được với ai, và ngược lại không ai chơi với họ. Họ nhận được đề tài khủng, được đầu tư lớn, nhưng ôm một mình, không chia sẻ quyền lợi và cả kiến thức cho ai, họ tự toả sáng một mình, chưa kể một vài người tài năng chừng mực nhưng nổ quá, khiến cho các đồng nghiệp tẩy chay, kết cục là không còn ai trụ lại được.
Dường như lời nhận xét rằng người Việt Nam không có truyền thống làm việc nhóm cho lợi ích kinh tế là chí lý!
Một bác sĩ xuất chúng, một chuyên gia công nghệ thông tin siêu hạng, một nghệ sĩ biểu diễn nổi tiếng, một vận động viên thể thao đỉnh cao, thậm chí là một bác học được giải Nobel đầu quân cho TP. HCM là điều tốt, họ sẽ phát huy trong lĩnh vực hẹp của mình (giả định là mọi chuyện hanh thông) nhưng thực tế cho thấy một bác sĩ giỏi chưa chắc đã làm thay đổi được đơn vị (bệnh viện, khoa) nơi anh ta làm việc, chưa kể hoàn cảnh làm hỏng anh ta, hoặc anh ta làm hỏng cái tổ chức đó.
Trong bối cảnh hiện nay, TP.HCM (và nhiều quốc gia nghèo trên thế giới) cần những người có tài năng đặc biệt trong lĩnh vực “tổ chức”. Họ là “nhà tổ chức” thực thụ, tài năng. Họ là những người giỏi chuyên môn (tất nhiên rồi, nhưng không hẳn là người thuộc top đầu) nhưng điều quan trọng nhất là họ có khả năng tập hợp xung quanh mình những người tài, rất tài, và tài năng hơn cả mình nữa, lập thành một ê kíp mạnh (nhóm, đội, trường phái).
Cá nhân đó có ảnh hưởng lớn không chỉ trong nước và quốc tế, đủ tầm thu hút được những người xuất sắc trong lĩnh vực của mình, thu hút được các nguồn lực (con người, vật chất, tài chính, thiết bị, công nghệ) để thực hiện được những dự án, kế hoạch lớn, có thể tạo ra sự đột biến hay đổi mới trong một một lĩnh vực hay toàn bộ cho một địa phương.
Nhà tổ chức giỏi là người có khả năng phát kiến ra ý tưởng mới, biết tìm hướng đi cho nó sao đúng qui trình pháp lý, biết bày binh bố trận, biết tìm kiếm nguồn lực tài chính, lôi kéo mọi người phù hợp vào cuộc chơi, biết tìm kiếm sự hỗ trợ từ các phía (chính quyền, nhà tài trợ, đối tác) đồng thời tổ chức triển khai từ A đến Z để hiện thức hoá ý tưởng đó trong thực tế, kể cả việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
GS. Trần Thanh Vân, không hẳn là nhà vật lý xuất sắc nhất, nhưng theo tôi, ông là nhà tổ chức khoa học xuất sắc ở Việt Nam hiện nay. Với ảnh hưởng, uy tín và tài năng của mình, ông đã tổ chức thành công Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành Qui Nhơn (ICISE) nổi tiếng toàn thế giới với một cơ ngơi bề thế trên diện tích 20ha, có đầy đủ không gian làm việc cho hàng trăm nhà khoa học như hội trường, phòng làm việc, thư viện, khách sạn, công viên, quán cà phê,…
Nơi đây đã tổ chức được 14 lần “Gặp gỡ Việt Nam”, thu hút hàng nghìn nhà khoa học nổi tiếng thế giới, rất nhiều trong số họ là những nhà khoa học đoạt giải Nobel. Họ không chỉ tự bỏ mọi chi phí cho mỗi lần đến Qui Nhơn mà còn đóng góp kiến thức, uy tín và cả tài chính cùng GS. Trần Thanh Vân thực hiện dự án của mình.
GS Vân thực sự là một nhà tổ chức lớn, một thủ lĩnh tài ba. Nếu TP.HCM thu hút được dăm người như vậy ở các lĩnh vực như y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao thì tự khắc sẽ hình thành nên mạng lưới những người tài, người có năng lực, những người có khả năng sáng tạo ở các cấp độ khác nhau.
Phải biết dụng tài
Những doanh nghiệp lớn đều có trong tay vài ba nhà tổ chức giỏi. Họ chính là hạt nhân quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp, do vậy họ luôn là hàng hiếm trên thị trường quốc tế và trở thành mục tiêu của hoạt động “săn đầu người”
TS Nguyễn Minh Hòa (ảnh TLNDH)Câu hỏi là: Các cấp quản lý hành chính và quản lý nhà nước như phường, quận và các sở ngành có cần người tài và người tài đặc biệt? Thực tế ở Đà Nẵng cho thấy hầu hết các thạc sĩ, tiến sĩ học bài bản ở nước ngoài về làm việc ở các cơ quan này một thời gian rồi bỏ việc, chấp nhận đền bù chi phí đào tạo.
Thực tế cho thấy nhiều công việc ở các đơn vị này không cần đến người có bằng cấp cao, bởi bộ máy đó nó hoạt động theo chức năng, quy chế, qui định có sẵn theo luật định, không cần phải sáng tạo hay đổi mới, một người học trung cấp cũng là đủ để hoàn thành tốt nhiều công việc ở phường hay quận. Những người có năng lực rất dễ bị qui cho là “phá đám” khi đưa ra những sáng kiến làm thay đổi một qui trình đã có.
Do vậy mà nơi thu nạp người tài năng và tài đặc biệt trước hết là các trường đại học và viện nghiên cứu, còn với cơ quan công quyền thì thường là ở các bộ phận và vị trí đóng vai trò “tham mưu”. Với một quốc gia, cũng như thành phố, bộ phận và cá nhân đảm nhiệm là tham mưu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bởi họ là người tham gia trực tiếp vào việc nghiên cứu ban hành các chính sách mới, ra các quyết sách, các quyết định quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh.
Nhà tham mưu giỏi không chỉ là người tài ba, nhìn xa trông rộng mà còn phải có phẩm chất của nhà “phản biện”, chứ không phải mỗi khi lãnh đạo cao nhất đưa ra một ý tưởng là các vị lãnh đạo cấp dưới đón nhận, tung hô, tán tụng, không ai cãi, không ai nói lại, cho dù khá nhiều những ý tưởng mới đó chưa chín, mới lóe lên. “Vua là con trời”, nhưng họ cũng cần có một “nghị gián đại phu” bên cạnh để can gián vua tránh sai lầm đáng tiếc.
Trong xã hội hiện đại, bên cạnh thị trưởng, hội đồng thành phố bao giờ cũng có hội đồng cố vấn đóng vai trò tham mưu. Bên cạnh Tổng thống Mỹ có hàng chục cố vấn danh tiếng là vậy. Nhìn sang Singapore, chúng ta sẽ thấy các đời lãnh đạo đều thu hút những người cực tài từ các quốc gia khác nhau vào bộ máy tham mưu cho chính phủ (60% thành viên trong bộ máy tham mưu của ông Lý Quang Diệu là người nước ngoài); ngoài ra chính phủ khuyến khích các trường đại học các doanh nghiệp, công ty thu hút người tài thông qua các chính sách về thu nhập, đào tạo, nhập cư, sở hữu bất động sản,…
Lịch sử đã cho thấy có không ít chính quyền sụp đổ, có quá nhiều vị lãnh đạo thân bại danh liệt chỉ vì những người tham thì nhiều mà mưu thì ít diễn.
Việc “chiêu hiền, đãi sĩ”, thu hút người tài không chỉ dành cho bộ máy công quyền mà còn cho toàn thể xã hội. Các doanh nghiệp, tổ chức xã hội cũng cần và trọng dụng người tài. Những doanh nghiệp lớn đều có trong tay vài ba nhà tổ chức giỏi. Họ chính là hạt nhân quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp, do vậy họ luôn là hàng hiếm trên thị trường quốc tế và trở thành mục tiêu của hoạt động “săn đầu người”.
Mới đây Tập đoàn Vingroup thành lập 4 đơn vị nghiên cứu lớn nhằm thu hút các nhà khoa học trong và ngoài nước cho thấy một tín hiệu tốt là các doanh nghiệp tư nhân đã xúc tiến mạnh mẽ để thu hút người tài vào khu vực ngoài nhà nước.
Nguyễn Trãi từng nói rằng: “Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”; vấn đề là ở chỗ có tìm ra người tài và biết sử dụng người tài hay không thì cần phải có người thực tài và hơn hết là một tấm lòng cầu hiền.
Nhiều nhà lãnh đạo đang hoang mang trên ‘giao lộ’ nguồn nhân lực
Muốn có nhân lực chất lượng cao, doanh nghiệp phải tự cứu mình?
"Thật sự lúc này, điều chúng tôi cần nhất là đơn đặt hàng cụ thể của doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần bao nhiêu người? Năng lực thế nào? Trả cho trung tâm đào tạo bao nhiêu tiền? Chúng tôi sẽ cung ứng và đủ tự tin để làm”.
Lãnh đạo giữ được nhân tài hay không là nhờ hai yếu tố này
Việc chiêu mộ nhân tài đã khó, giữ chân họ lại càng khó hơn. Hãy lưu ý đến hai yếu tố quan trọng sau đây để giữ chân những cá nhân xuất sắc trong công ty, đồng thời thu hút thêm những nhân tài mới.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Hai lý do khiến Việt Nam thiếu nhân lực cao cấp
Chuyện nguồn lực nhân sự cao cấp tại Việt Nam vừa yếu vừa mỏng là do trách nhiệm của cả hai phía, công ty - cơ quan và người lao động.
Trần Xuân Hải, CEO Công ty Missionizer: Đào tạo hay mua nhân tài?
Đào tạo từ dưới lên, hay tìm từ bên ngoài, là hai con đường mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để có đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, chọn cách nào để có hiệu quả cao nhất lại vẫn luôn là bài toán khó đối với người đứng đầu doanh nghiệp.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.