Dự báo nhu cầu nhân lực tăng cao quý IV
Trong những tháng cuối năm, dự báo nhu cầu nhân lực trong nhiều ngành nghề tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi nhanh.
Những khó khăn, vướng mắc kéo dài liên quan đến thủ tục đất đai, tiêu thụ khí, đàm phán hợp đồng bán khí khiến dự án chuỗi khí điện Cá Voi Xanh chưa thể bứt tốc.
Là một trong những dự án trọng điểm về dầu khí, chuỗi dự án khí – điện Cá Voi Xanh (CVX) bao gồm phần thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn.
Thuộc phần thượng nguồn, trung nguồn, dự án phát triển mỏ CVX (gồm hệ thống khai thác khí ngoài khơi, đường ống vận chuyển khí về bờ và nhà máy xử lý khí trên bờ) thuộc lô PSC Lô 117-119 do ExxonMobil là nhà điều hành cùng các bên tham gia góp vốn là PVN và PVEP.
Phần hạ nguồn là 5 nhà máy điện sử dụng khí CVX, gồm: 2 nhà máy tại Quảng Nam (Miền Trung I&II, công suất 750MW/nhà máy do PVN làm chủ đầu tư), 3 nhà máy tại Quảng Ngãi (Dung Quất I&III, công suất 750MW/nhà máy do EVN là chủ đầu tư, Dung Quất II 750MW do Semborp là chủ đầu tư – BOT).
Liên quan đến 5 nhà máy điện sử dụng khí CVX, vướng mắc chính là Tập đoàn ExxonMobil chưa ưu tiên triển khai dự án phát triển mỏ CVX, dẫn tới các công việc rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ của cả chuỗi dự án. Hiện ExxonMobil đang trình các bên xin phê duyệt chương trình công tác và ngân sách năm 2024 với nội dung công việc và phạm vi ngân sách rất ít (thấp hơn năm 2023).
Trở ngại thứ hai là ExxonMobil, PVN và chủ đầu tư các nhà máy điện sử dụng khí CVX chưa triển khai đàm phán hợp đồng bán khí, dù Thỏa thuận khung Hợp đồng bán khí (GSA HOA) đã được ký hồi giữa tháng 5/2023. PVN đã đề nghị ExxonMobil sớm trình Kế hoạch phát triển mỏ bản cuối cùng, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án phát triển mỏ CVX theo đúng hợp đồng dầu khí đã ký.
Khó khăn tiếp theo nằm tại các vướng mắc về thuê đất cho dự án phát triển mỏ, phương án nâng cấp cảng Kỳ Hà phục vụ xuất condensate; tuyến ống đi qua cảng hàng không quốc tế Chu Lai vẫn chưa được giải quyết.
Được biết, PVN và ExxonMobil đang làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam và Bộ Tài nguyên và môi trường về vấn đề cho thuê đất cho dự án phát triển mỏ nhưng chưa có kết quả. Cuối tháng 7 vừa qua, ExxonMobil tiếp tục kiến nghị Bộ Tài nguyên và môi trường hỗ trợ, hướng dẫn để sớm hoàn tất thủ tục thuê đất phục vụ dự án.
Một nút thắt khác chờ tháo gỡ là việc điều chỉnh tuyến ống dẫn khí vẫn chưa có kết quả sau khi PVN, ExxonMobil làm việc với các Bộ Quốc phòng, Giao thông vận tải. Giữa tháng 8 vừa qua, Bộ Quốc phòng đã có văn bản gửi Bộ Công thương về phối hợp giải quyết vấn đề này.
Trước đó, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất phương án lắp đặt tuyến đường ống dẫn khí tại khu vực tiếp giáp hàng rào ranh giới phía Đông của Cảng hàng không quốc tế Chu Lai (chưa có chủ trương chuyển giao đất quốc phòng cho UBND tỉnh Quảng Nam).
Tuy nhiên, PVN và ExxonMobil đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải bàn giao phần diện tích lắp đặt tuyến ống này về tỉnh Quảng Nam để thuận lợi cho thủ tục thuê đất và vận hành công trình.
Về nội dung trên, đầu tháng 6 vừa qua Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam xử lý.
Đáng chú ý, về phần dự án nhà máy điện Miền Trung I&II, nhiều vấn đề vẫn nằm chờ giải quyết.
Điển hình, tiêu thụ khí của chuỗi dự án khí – điện CVX chưa có cơ chế đảm bảo tiêu thụ sản lượng từ GSA sang cam kết huy động phát điện trong PPA. Hay như việc dự án phải thay đổi phương án bố trí mặt bằng một số hạng mục để phù hợp với Quy hoạch điều chỉnh của Khu kinh tế mở Chu Lai và ý kiến của cơ quan thẩm quyền tỉnh, dẫn đến chậm hoàn thiện và phê duyệt nghiên cứu khả thi (FS).
Bên cạnh đó, theo Bộ Công thương, phương án đấu nối liên quan đến dự án chưa được thỏa thuận do điều chỉnh lại trong Quy hoạch điện VIII. Đồng thời, tiến độ triển khai dự án sẽ được điều chỉnh phù hợp với tiến độ thượng nguồn.
Trước thực trạng trên, cuối tháng 8 vừa qua, PVN kiến nghị Phó thủ tướng Trần Hồng Hà xem xét, hỗ trợ một số nội dung cụ thể.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và môi trường cho ý kiến về phương án tổ hợp nhà thầu để xuất liên quan đến pháp nhân thuê đất và quyền sử dụng đất của dự án theo Luật Dầu khí 2022, Luật Đất đai cũng như đề xuất của UBND tỉnh Quảng Nam.
Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp UBND tỉnh Quảng Nam, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và môi trường để xem xét đề xuất chuyển giao diện tích đất quốc phòng này cho tỉnh Quảng Nam quản lý.
Đặc biệt, PVN kiến nghị Chính phủ có ý kiến yêu cầu ExxonMobil ưu tiên và tích cực triển khai các công việc hiện nay của dự án.
Chuỗi dự án khí điện CVX có tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 248 tỷ m3 khí thô (tương đương 150 tỷ m3 khí hydrocacbon). Trong giai đoạn bình ổn hàng năm sẽ cung cấp khoảng 7 tỷ m3 khí thô cho các hộ tiêu thụ điện hạ nguồn. Tổng thu dự kiến của Chính phủ (không bao gồm điện) là trên 20 tỷ USD, tổng nguồn thu PVN/PVEP là trên 7 tỷ USD.
Tiến độ tổng thể của chuỗi dự án được đồng bộ với khâu thượng nguồn với mục tiêu có dòng khí đầu tiên vào năm 2023 theo phê duyệt Kế hoạch đại cương phát triển mỏ. Tuy nhiên, tiến độ chuỗi dự án đã chậm khoảng 5 năm (dự kiến có dòng khí đầu tiên vào năm 2028).
Trong những tháng cuối năm, dự báo nhu cầu nhân lực trong nhiều ngành nghề tiếp tục tăng cao khi nền kinh tế phục hồi nhanh.
Các ngân hàng quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank đều ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận vượt trội trong quý III/2024.
Khu kinh tế đêm là địa điểm mới không thể bỏ qua khi du khách đến với Măng Đen.
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.