Chuyển đổi số để thâm nhập thị trường EU thông qua EVFTA

Phạm Sơn Thứ ba, 01/09/2020 - 08:11

Nền kinh tế số đang được định hình và phát triển do tác động của đại dịch Covid-19, có thể sẽ nắm lắm cơ hội được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thông qua Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU.

Chuyển đổi số sẽ tạo ra động lực giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng lợi thế do hiệp định EVFTA mang lại.

Tại tọa đàm Chuyển đổi số - Tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA trong bối cảnh hiện tại do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cùng Trung tâm Xúc tiền thương mại và đầu tư TP.HCM (ITPC) phối hợp tổ chức, ông Trần Phú Lữ, Phó giám đốc ITPC cho biết, quá trình chuyển đổi số đang được diễn ra mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), với cơ sở hạ tầng viễn thông khá tốt, Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế số ở mức cao trong khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, quy mô nền kinh tế số của Việt Nam năm 2018 rơi vào khoảng 9,1 tỷ USD, tăng gấp khoảng 3 lần so với 3 tỷ USD vào năm 2015, đứng thứ 6 trong khu vực.

Dự kiến, đến năm 2025, nền kinh tế số của Việt Nam có giá trị khoảng 33 tỷ USD, chiếm 18% tỷ trọng khu vực ASEAN, đồng thời đứng thứ 3 về quy mô và thứ 2 về tốc độ phát triển của kinh tế số, chỉ sau Indonesia.

Vừa qua, Dự thảo Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ đóng góp 20% vào GDP, tiến tới 30% vào năm 2030.

Thương mại điện tử là lĩnh vực số hóa phát triển mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các lĩnh vực như quảng cáo, thanh toán, du lịch, giáo dục và logistics cũng đang được doanh nghiệp ngày càng quan tâm.

Đáng chú ý, bên cạnh hoạt động bán lẻ, tiêu dùng trong nước, các sàn thương mại điện tử cũng đang được chú trọng đẩy mạnh phát triển như một kênh giao dịch theo mô hình B2B (doanh nghiệp bán cho doanh nghiệp) và hoạt động xuất nhập khẩu, với sự tham gia của các ông lớn toàn cầu như Amazon hay Alibaba.

Từ những số liệu trên, ông Lữ cho rằng kinh tế số rất có tiềm năng phát triển. Đặc biệt, trong bối cảnh Hiệp định tự do thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đi vào hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam sẽ nhận được cơ hội tiếp cận thị trường khó tính bậc nhất thế giới này thông qua kênh thương mại điện tử. 

Kết nối hiệu quả với thị trường EU thông qua chuyển đổi số

Ông Lữ cho biết, tiềm năng và dư địa của thị trường EU là rất lớn để doanh nghiệp Việt xâm nhập và khai thác thông qua quá trình chuyển đổi số. Tuy nhiên, chiến lược chuyển đổi số cần được xem xét như là một kế hoạch “dài hơi”, không thể hấp tấp, nóng vội mà cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau.

Đầu tiên, chủ động tìm hiểu thông tin về thị trường, bao gồm các thông tin cơ bản về quy mô thị trường mục tiêu, thị hiếu, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng, tiềm năng lợi nhuận, đối thủ cạnh tranh… qua đó xác định được phương án phù hợp nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và tiết kiệm chi phí.

Chuyển đổi số để thâm nhập thị trường EU thông qua EVFTA
Thị trường EU đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức.

Thứ hai, chủ động năng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, cơ hội thị trường chỉ mở ra cho những hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao và có năng lực cạnh tranh tốt. Sản phẩm chưa đạt về chất lượng, không có đủ sức cạnh tranh thì tiếp cận vào thị trường mới cũng chẳng thể chiếm được thị phần.

Thứ ba, xây dựng quảng bá thương hiệu, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng. Trong thời đại mới, vấn đề về thương hiệu cũng như các khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng ngày càng trở nên quan trọng trong việc quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với người tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển.

Thứ tư, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình an toàn sản phẩm. EU là một trong những thị trường khắt khe bậc nhất trên thế giới, với hệ thống quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải tuân thủ tuyệt đối nếu muốn tham gia thị trường.

Thứ năm, chú trọng các yêu cầu về trách nhiệm xã hội, sở hữu trí tuệ. Cùng với hàng rào kỹ thuật, các quy định về trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững, sở hữu trí tuệ cũng được đặt lên hàng đầu ở EU. Theo đó, hàng hóa xuất sang EU cần phải đảm bảo các tiêu chí như không sử dụng lao động bị cấm trong thương mại, không bóc lột sức lao động, không xả thải phá hoại môi trường, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ…

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI, các tiêu chuẩn kể trên thực chất không phải là mới được đặt ra trong khuôn khổ EVFTA, mà chỉ thông qua EVFTA để trở nên minh bạch và rõ ràng hơn, tạo ra khung đối chiếu cho doanh nghiệp xem xét kiện toàn dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng.

Cuối cùng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong mọi công đoạn sản xuất, kinh doanh nhằm xây dựng hệ thống thông tin sản phẩm minh bạch hóa, đáng tin cậy, dễ dàng tra soát, đồng thời qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về kỹ thuật và xã hội.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  10 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Tiêu điểm -  11 giờ

Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  2 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  3 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  10 giờ

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Sắp diễn ra Hội thảo Trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam

Tiêu điểm -  11 giờ

Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  11 giờ

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc

Ngân hàng -  11 giờ

Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Hải Phòng đón chờ 'siêu phẩm' AEON Beta Cinema

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Proparco và FMO đầu tư 80 triệu USD cho SeABank

Tài chính -  14 giờ

Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Chi mạnh cho R&D, GELEX Electric muốn mở rộng thị trường nước ngoài

Doanh nghiệp -  14 giờ

CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.