Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'

Việt Hưng - 14:35, 25/05/2020

TheLEADERTrong bối cảnh "bình thường mới", câu hỏi mà các doanh nghiệp đều băn khoăn đó là: Làm thế nào để sống sót và hướng đến một tương lai mới thịnh vượng hơn?

Việt Nam được đánh giá là quốc gia kiểm soát dịch bệnh Covid-19 hiệu quả nhất trong cuộc chiến vừa qua, nhưng cũng không nằm ngoài tác động tiêu cực của đại dịch này. Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nhiều khả năng ​​sẽ giảm mạnh xuống 4,8% so với mức hơn 7% trong 2 năm qua.

Báo cáo được công bố mới đây cho thấy, 93,9% các doanh nghiệp tại Việt Nam thừa nhận dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế có sự khác biệt rất lớn. Một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề, trong khi đó một số ngành vẫn có cơ hội phát triển tốt.

Trong bối cảnh "bình thường mới", câu hỏi mà các lãnh đạo doanh nghiệp đều băn khoăn đó là: Làm thế nào để sống sót và hướng đến một tương lai mới thịnh vượng hơn?

Tại buổi gặp mặt hơn 40 doanh nghiệp trong CLB doanh nhân Sao Đỏ với chủ đề "Phải Sống", ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho hay, trước những thay đổi lớn mà đại dịch Covid-19 mang đến cho thế giới, bản năng đầu tiên là đấu tranh chống lại, sau đó thấu hiểu, quản lý những xáo trộn này và dần thích nghi với nó.

"Thay vì chống lại, ở FPT, chúng tôi đã tìm cách chủ động thích ứng với trạng thái bình thường mới này", người đứng đầu Tập đoàn FPT khẳng định. Trong số 10 chuyển đổi được ban lãnh đạo FPT đề ra, "chuyển đổi số" được xem là mục tiêu, và hướng đi tiên quyết mang tính dài hạn với Tập đoàn.

Trong đó, ông Trần Huy Bảo Giang, Giám đốc Chuyển đổi số FPT chỉ ra, trong đại dịch Covid-19, có 4 nhóm khủng hoảng mà doanh nghiệp đang phải đối mặt là: mất cân bằng cung cầu toàn diện; suy giảm thanh khoản và khủng hoảng tài chính; đứt gãy chuỗi cung ứng; và biến đổi môi trường làm việc.

Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới'
Ông Trần Huy Bảo Giang, Giám đốc Chuyển đổi số FPT

Do đó, phía FPT đã đặt toàn bộ nguồn lực của mình vào giai đoạn "thời chiến" và đẩy mạnh chuyển đổi số sâu rộng trong toàn Tập đoàn, nên khi Covid-19 xảy ra, FPT đã có một nền tảng tốt để ứng phó. Về góc độ khách hàng, FPT cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm này với các doanh nghiệp, đồng hành vượt qua thời điểm khó khăn.

Cụ thể, phương pháp luận FPT Digital Kaizen "thời chiến" sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trước diễn biến bất ngờ, phức tạp; quản trị, ra quyết định một cách hiệu quả nhất.

FPT có thể cử ra những chuyên gia cấp cao nhất, cùng khách hàng thành lập đội nhóm tinh nhuệ, tập trung tác chiến, cùng phân tích, dự báo thường xuyên và nhanh chóng đưa ra lời giải đúng cho những vấn đề nguy cấp nhất.

Bên cạnh đó là các kho sản phẩm, giải pháp công nghệ sẵn có, hoặc tạo ra giải pháp mới đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong thời gian ngắn. "Kiến tạo bình thường mới, doanh nghiệp cần xác định ưu tiên vấn đề sinh tồn, tiếp theo là tính liên tục và đảm bảo phát triển cho tương lai", ông Trần Huy Bảo Giang nhấn mạnh.

Còn theo ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT, các giải pháp trong thời kỳ "bình thường mới" phải giúp doanh nghiệp gạt đi những nỗi lo trong tiếp thị bán hàng, sản xuất cung ứng, tài chính và thanh khoản; và năng suất lao động.

Thấu hiểu những nhu cầu này, FPT đưa ra bộ giải pháp chuyển đổi số dựa theo nguyên lý: không mất chi phí đầu tư ban đầu - cung cấp theo hướng dịch vụ; thời gian triển khai chỉ mất 2-3 tuần để triển khai; đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục ở mọi lúc mọi nơi.

Chuyển đổi số trong thời kỳ 'bình thường mới' 1
Ông Lê Hồng Việt, Giám đốc Công nghệ FPT

Cụ thể với hoạt động tiếp thị và bán hàng, phía FPT đề xuất mô hình hội chợ trực tuyến tích hợp công nghệ AI, AR/VR đầu tiên tại Việt Nam với những trải nghiệm độc đáo mới mẻ. Không chỉ có hội nghị, hội thảo, trực tuyến mà đặc biệt hơn là những phòng triển lãm ảo hoạt động 24/7.

Với các giải pháp thương mại điện tử từ mua hàng online đến giao hàng tận nhà, FPT giúp xây dựng những kênh bán hàng trực tiếp giữa doanh nghiệp tới tận tay người dùng cuối. Dựa trên công nghệ blockchain đảm bảo sự tin tưởng và chia sẻ tập khách hàng. Kết nối khách hàng, chia sẻ kinh nghiệm thị trường

Trong hoạt động sản xuất và cung ứng, ưu tiên hàng đầu là số hóa quy trình chuẩn và giao việc tự động. Khi nhân sự ở cùng một chỗ, việc đảm bảo quy trình khá đơn giản, nhưng khi nhân sự ngồi phân tán ở nhiều nơi thì việc cần là đưa ra giải pháp để công việc được chạy thông suốt, biết được chỗ nào cần hỗ trợ.

Với các hoạt động tài chính và thanh khoản, thói quen trước đây để ký hợp đồng sẽ tốn nhân sự lẫn thời gian. Trước Covid-19, đây là hoạt động rất bình thường. Nhưng trong thời kỳ dịch bệnh, doanh nghiệp có thể cân nhắc ký hợp đồng online, sử dụng chữ ký số và quản lý toàn bộ vòng đời của hợp đồng đó, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí.

Cuối cùng là giải pháp nâng cao năng suất lao động, mang ý nghĩa tự động hóa hoàn toàn những công việc mà máy móc có thể thay thế con người, giúp doanh nghiệp dành nguồn lực và trí tuệ vào những công việc quan trọng hơn.