Tiêu điểm
Chuyên gia bày cách giúp Việt Nam thoát kiếp gia công
Bên cạnh những thuận lợi về hấp dẫn đầu tư do hội nhập mang lại, doanh nghiệp Việt phải đối mặt với nhiều thách thức trong năng lực cạnh tranh, chi phí tuân thủ, đặc biệt là vị trí trong chuỗi cung ứng.
Phát biểu tại diễn đàn “Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp”, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI) nhìn nhận, dù là nước chưa mạnh nhưng Việt Nam lại hội nhập rất “máu lửa” với việc tham gia vào 16 hiệp định thương mại tự do (FTA). Số FTA này phủ lên trên 50 quốc gia, những thị trường lớn nhất trên thế giới và những đối tác chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về hấp dẫn đầu tư do hội nhập mang lại, doanh nghiệp Việt phải đối mặt với nhiều thách thức trong năng lực cạnh tranh, chi phí tuân thủ, đặc biệt là vị trí trong chuỗi cung ứng.
Đồng quan điểm với ông Thành, PGS. TS Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch BCSI nhấn mạnh, nền kinh tế trong hơn 30 năm qua đã cho thấy những tác động rất tốt như tạo ra điều kiện mới cho phát triển, tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
“Nền kinh tế có bước phát triển nhất định, dù chưa đạt được mục tiêu mong muốn nhưng đã có những bước tiến mà thế giới đã công nhận”, ông Nam nói.
Tuy vậy, cơ chế thị trường chưa được xác lập đầy đủ và toàn diện trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp cũng như hàng hóa vẫn ở mức thấp.
Theo vị Chủ tịch BCSI: “Một trong những yếu kém nổi bật nhất chính là chuỗi cung ứng hàng hóa. Tại Việt Nam, chuỗi cung ứng chưa hình thành một cách đồng bộ và đầy đủ, phát triển rời rạc, lạc hậu, mang nhiều dáng dấp cung ứng kiểu bao cấp hoặc nền sản xuất nhỏ lẻ”.
Chia sẻ trước báo giới, ông Daniel Wong, nguyên CEO của Longview Fibere, người có gần hai chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng đánh giá, trong lĩnh vực da giầy và dệt may, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu thủ công và các doanh nghiệp Việt còn nhiều khoảng trống, đặc biệt là khoảng trống về kiến thức.
Trước thực trạng trên, TS. Võ Trí Thành đã khuyến nghị một số cách giúp Việt Nam tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, giải quyết bài toán “kiếp gia công”.
Theo ông Thành, Việt Nam cần đáp ứng nguyên tắc xuất xứ hoặc đầu tư để đáp ứng nguyên tắc xuất xứ. Trước kia vào thị trường Canada thuế quan mười mấy phần trăm, bây giờ có CPTPP cùng với việc đáp ứng được xuất xứ thì thuế sẽ về 0%, đó là lợi thế rất lớn.
Bên cạnh đó, giá trị có thể được gia tăng thông qua quản trị tốt hơn logistics, hệ thống phân phối, cung ứng. Rất nhiều nghiên cứu chỉ rõ cùng một công việc, một cách làm, một vị trí trong chuỗi giá trị, chỉ cần quản trị tốt hơn thì năng suất lao động tăng từ 10-15%.
Việc tiến hành thiết kế, R&D, phân phối, hậu mãi cũng sẽ mang lại kết quả cao hơn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp phải tự thân vận động mà có thể bắt tay, kết nối với các đối tác.
Ngoài ra, theo ông Thành, giá trị gia tăng còn có thể được tạo ra thông qua sản phẩm như đắp thêm cho sản phẩm cũ “những chiếc áo mới, xanh hơn, thông minh hơn, biểu tượng hơn, cá thể hơn”, tạo ra sản phẩm mới nhờ cách mạng công nghệ hay ứng dụng công nghệ vào quản trị.
Làm sao để đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng lớn?
Các chuỗi cung ứng tại châu Á đều sẽ lỗi thời nếu không khắc phục vấn đề này
Mọi doanh nghiệp cần phải hành động ngay, bằng việc quan sát xem chuỗi cung ứng của mình đã được thiết lập thế nào và liệu nó có còn phù hợp với mục tiêu hiện tại hay không.
Làm sao để đưa nông sản Việt vào chuỗi cung ứng lớn?
Mặc dù Việt Nam là quốc gia có nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu, nhưng trong nhiều năm qua, thị trường tiêu thụ luôn là một rào cản lớn với nông sản Việt Nam. Do vậy tìm và mở rộng tiêu thụ nông sản đang là bài toán không chỉ người nông dân, doanh nghiệp mà cả Chính phủ cũng rất quan tâm tìm lời giải.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực