Nhiều chủ đầu tư Việt Nam đón đầu xu hướng du lịch giải trí
Ngành du lịch giải trí đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và mang lại nguồn thu lớn cho các quốc gia. Tại Việt Nam, xu hướng du lịch giải trí đang được định hình và phát triển.
Mặc dù đã có những thành công đáng kể trong nhiều năm qua, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào hành trình thấu hiểu khách hàng.
Những số liệu gần đây đã cho thấy sự tăng trưởng ấn tượng của ngành du lịch Việt Nam. Theo Tổng cục Du lịch, tính đến hết tháng 10/2018, lượng khách quốc tế ước đạt 12,8 triệu lượt, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ tăng trưởng lượt khách quốc tế hàng năm đạt 30% trong 3 năm qua và theo bà Tuyết Vũ, đại diện Tập đoàn Tư vấn toàn cầu Boston (BCG), đây là “con số rất nhiều quốc gia mong muốn”.
Năm 2017, Việt Nam xếp thứ 6 trong số top 10 điểm đến phát triển nhanh nhất trên thế giới, thu hút 15 tỷ USD giá trị FDI vào lĩnh vực du lịch, tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho trên 2 triệu người.
Trình bày tại Diễn đàn cấp cao du lịch Việt Nam 2018, đại diện BCG nhận định: “Việt Nam đã rất thành công, ít nhất trong thập kỷ vừa qua. Ngành du lịch Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển chưa được khai thác hết”.
Theo bà, đối với tương lai gần của ngành du lịch, những người tham gia vào lĩnh vực này cần hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và có ba xu hướng chính được dự báo.
Thứ nhất, sự phổ biến của số hóa trong toàn chuỗi điểm. Xu hướng số hóa được đánh giá đang thay đổi mạnh mẽ ngành du lịch, đòi hỏi các nhà kinh doanh cũng như các cơ quan chức năng thay đổi nhanh chóng.
Các công nghệ kỹ thuật số hiện được khách du lịch sử dụng rất nhiều, từ việc tìm kiếm thông tin trên Google, sử dụng di động đặt vé, kết nối với bạn bè qua mạng xã hội…
Hiện nay, cách thức du lịch đã thay đổi khi tới 81% khách du lịch xem các đánh giá trước khi nghiên cứu về một chuyến đi, 46% đặt các chuyến nghỉ dưỡng trên điện thoại thông minh và khoảng 150 lượt tìm kiếm, lướt web trước khi hoàn thành quy trình đặt.
“Việc nâng cao chất lượng Internet, quản trị hình ảnh du lịch trên mạng cũng như thiết kế các sản phẩm du lịch trực tuyến để nâng cao sự hiện diện trên các nền tảng số là vô cùng quan trọng”, bà Tuyết Vũ nhấn mạnh.
Thứ hai, cách thức chi tiền của khách du lịch. Bà Tuyết Vũ nhận định khách hàng ngày nay chia thành nhiều nhóm khác nhau với nhiều các thức chi tiền khác nhau. “Bên cạnh giá vé máy bay, khách sạn, du khách sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho những tiện ích mang lại cho họ”.
Theo khảo sát của BCG, tỷ lệ chi tiêu cho ăn uống, hoạt động và mua sắm trong doanh thu từ khách quốc tế cũng tăng mạnh và vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng, vì hiện tại tỷ lệ chi tiêu cho trải nghiệm trong kỳ nghỉ ở Việt Nam đang thấp hơn so với khu vực.
“Những người đặt dịch vụ để trải nghiệm thường tự phát. Trong du lịch, 38% hoạt động được đặt trong hai ngày cuối trước chuyến đi do ảnh hưởng từ lịch trình, thời tiết”, đại diện BCG cho biết. Do đó, việc đáp ứng nhu cầu bộc phát này cũng là bài toán doanh nghiệp cần giải quyết.
Thứ ba là trải nghiệm khách hàng tìm kiếm. Theo đại diện BCG, khách du lịch ngày càng tìm kiếm sự chân thực và tính bản địa, thích trải nghiệm văn hóa, trải nghiệm thiên nhiên, thưởng thức ẩm thực. 2/3 số người trả lời khảo sát của BCG đồng ý rằng "Khi đi du lịch, điều quan trọng nhất là trải nghiệm văn hóa đích thực của nơi đó”.
Rõ ràng, những nhà kinh doanh du lịch và các cơ quan liên quan cần nhận thức và nắm bắt các xu hướng trên nhằm đạt được mục tiêu 35 tỷ USD tổng thu từ du lịch vào năm 2020.
Ngành du lịch giải trí đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và mang lại nguồn thu lớn cho các quốc gia. Tại Việt Nam, xu hướng du lịch giải trí đang được định hình và phát triển.
Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.