Chuyên gia thương hiệu Nguyễn Phi Vân: Bảy từ khóa đối với người tiêu dùng tương lai

Nguyễn Phi Vân Thứ ba, 08/08/2017 - 08:58

Doanh nghiệp nên định nghĩa lại về ứng dụng công nghệ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0...

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân.


LTS: Dù đang kinh doanh thành công hay startup, dù không dính dáng gì đến công nghệ hay công nghệ hoàn toàn, bạn đều phải bắt đầu từ người tiêu dùng tương lai, mới ra được sản phẩm dịch vụ.
Các nghiên cứu gần đây về người tiêu dùng tương lai đang làm chấn động giới kinh doanh, thay đổi hoàn toàn tư duy và chiến lược của từng doanh nghiệp. Với 50 - 70% người tiêu dùng đến 2025 là người tiêu dùng số, gồm những thế hệ sinh 8x, 9x, 2000, bất cứ ngành nghề nào cũng phải hướng đến người tiêu dùng số mới tồn tại được
Vậy nhu cầu của ngươi tiêu dùng tương lai là gì? Tư duy tiêu dùng mới gắn với những từ khóa nào? Làm thế nào để khai thác tài nguyên bản địa, đưa công nghệ vào tư duy sản phẩm, để tạo nên sự bứt phá cho cả những doanh nghiệp dẫn đầu và giới startup? Những cảnh báo nào đang đặt ra cho doanh nghiệp để không làm tổn thương sức mạnh doanh nghiệp, tạo nên sức mạnh quốc gia…
Đó là nội dung chuyên đề "Khai thác tài nguyên bản địa kết hợp sức mạnh công nghệ, để tạo sự bứt phá cho doanh nghiệp Việt Nam thời 4.0" do TheLEADER thực hiện cùng sự tham dự của những chuyên gia thương hiệu và các CEO đang startup với những bài học cụ thể, thiết thực...

Khai thác tính bản địa bằng sức mạnh công nghệ

Trong kinh doanh, dù bạn muốn làm ra kết quả gì, cách tư duy và định hướng thật ra mới là quan trọng. Ngồi nói chuyện với một bạn startup hôm qua, nhận ra bạn đã loay hoay gần hai năm chỉ vì thiếu định hướng rõ ràng. Khi thiếu định hướng, ta dàn trải nguồn lực, thiếu tập trung, và làm hùng hục nhưng chẳng mang lại kết quả gì. Doanh nghiệp cũng vậy. Quốc gia cũng vậy.

Trong thời gian làm cố vấn ở nước ngoài, các chương trình tôi tham gia bao giờ cũng quan trọng nhất khâu định hướng. Vì vậy, chúng tôi luôn bắt đầu từ xu hướng tiêu dùng của tương lai, sử dụng mô hình vòng tròn vàng và hỏi ba câu hỏi tại sao, làm thế nào, và làm cái gì. 

Tại sao chúng ta đưa ra một ý tưởng hay triển khai một sản phẩm, dịch vụ? Chúng ta liệu có một mục đích rõ ràng để giải quyết một nhu cầu đang thiếu rất lớn nào đó của người tiêu dùng tương lai chăng? 

Nếu chưa trả lời được câu hỏi này, tôi thường khuyên doanh nghiệp hay các bạn startup nên dừng lại mà suy nghĩ. Khi hiểu tại sao, ta mới bắt đầu suy nghĩ làm cách nào và làm cái gì. 

Ở Việt Nam, tôi nhận thấy các bạn thường làm ngược lại. Thường là lao vào làm ra sản phẩm và dịch vụ rồi sau đó đi tìm cách bán hàng. Nếu đó không phải là nhu cầu của thị trường tương lai thì sao? Nếu thế cái bạn làm ra phải chăng là vô dụng?

Cũng từ góc nhìn này, tôi thường chia sẻ ở các diễn đàn về xu hướng tương lai. Thiết nghĩ nếu không hiểu về xu hướng thế giới, xu hướng tiêu dùng tương lai thì làm sao để nảy sinh các ý tưởng kinh doanh bền vững? 

Ngoài ra, tôi cũng thường hay nhấn mạnh rằng thời điểm hiện tại là một cơ hội cửa sổ vàng cho doanh nghiệp Việt Nam, startup Việt Nam cất cánh nhờ công nghệ. Nếu nói về bề dày kinh nghiệm và khoa học quản trị, ta còn thua các nước trong khu vực và trên thế giới rất xa. 

Tuy nhiên, trong thời đoạn mà công nghệ thách thức tính truyền thống, Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội này để tái định nghĩa một số ngành nghề truyền thống. Mà nói đến truyền thống, phải nghĩ ngay đến nguồn tài nguyên bản địa của Việt Nam, là những thứ mà ta đang có nhưng chưa bao giờ khai thác tốt. 

Bà Nguyễn Phi Vân, Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu

Tại sao ta không bắt đầu từ cái mình có nhỉ? Nếu tỉnh ta mạnh về gạo thì ta làm gạo. Nếu mạnh về sen thì ta làm sen. Nếu mạnh về trái cây, dệt may, thủ công mỹ nghệ thì ta cứ mang thế mạnh đó ra mà sử dụng.

Đây chính là tính bản địa, là một trong bảy từ khoá quan trọng nhất đối với người tiêu dùng tương lai.

Bảy từ khoá bao gồm tiết kiệm, bền vững, công nghệ, bản địa, sức khoẻ, đơn giản, tự do.

Đó là những từ khoá của người tiêu dùng tương lai, thế hệ thiên niên kỷ - Millenials và thế hệ Z (thế hệ sau Millenials). Họ được mệnh danh là những người tiêu dùng số. Dù tại Việt Nam hay trên thế giới, số lượng người tiêu dùng số này đang chiếm tỷ lệ khủng từ 40-77% tuỳ theo thị trường. Tại Việt Nam, tỷ lệ này là 59%.

Vậy thế hệ tiêu dùng số này họ quan tâm gì đến tính bản địa, và đối với họ bản địa nghĩa là gì? 5 xu hướng sau đây sẽ mang lại cho doanh nghiệp một góc nhìn mới, một định hướng mới, một cách làm mới để có thể khai thác hiệu quả tính bản địa trong thời đại công nghệ.

Xu hướng 1: Phân khúc rõ ràng

Người tiêu dùng số ngày nay bắt đầu đặt những câu hỏi phá vỡ tính truyền thống. Tại sao tôi phải sở hữu cái chẳng mấy khi xài đến? Tại sao phải lo mua sắm mà không phải là đi chơi và trải nghiệm? Tại sao phải lãng phí tài nguyên? Tại sao phải trả thêm cho những thứ mà tôi không dùng đến? Tiết kiệm là chữ đầu tiên trong 7 từ khoá của người tiêu dùng số. 

Và vì vậy họ bắt đầu tiêu dùng thông minh, hoặc là chọn sản phẩm dịch vụ cơ bản và thêm vào khi cần thiết, hoặc là sử dụng sản phẩm đắt tiền xứng đáng với giá trị mong muốn. 

Do đó, các nhãn hàng tầm trung, không cao không thấp, rẻ không rẻ đắt không đắt dễ bị họ tẩy chay. Sản phẩm và dịch vụ vì vậy cần được phân khúc hết sức rõ ràng về giá trị phục vụ phân khúc cao hay là thấp. Cũng là dầu dừa chẳng hạn. Hoặc là cung cấp dầu dừa chất lượng đúng yêu cầu, với giá cơ bản nhất, hoặc là cung cấp dầu dừa cao cấp, sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, được thiết kế phù hợp nhất với nhu cầu tiêu dùng hiện đại xứng đáng với giá trị cộng thêm cao.

Xu hướng 2: Công nghệ

Trong thời đại điện thoại thông minh, mọi tương tác với người tiêu dùng không thể không thông minh. Bao bì phải thông minh, ví dụ như công nghệ smart cap – nắp thông minh, cho phép người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đo được thời gian bao bì bị để bên ngoài môi trường lạnh làm cho sản phẩm có thể bị hỏng. 

Đặt hàng phải thông minh, ví dụ cách làm của app Aussie Direct cho phép đặt hàng rau củ quả theo nông trại, giúp kết nối trực tiếp từ nông trại đến bàn ăn. Giao hàng cũng phải thông minh, ví dụ cách làm của công ty sữa Country Delight, cho phép đặt sữa thanh trùng giao hàng theo lịch hẹn qua app, có thể giao hàng trong vòng 48 giờ kể từ khi vắt sữa, từ một nông trại bò sữa gần nhất. Cách làm này cắt giảm hoàn toàn thời gian, chi phí vận chuyển, lưu trữ, hao hụt và tăng đáng kể thời hạn sử dụng và mức độ tươi mới của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

 Hành trình tương tác từ lúc khách hàng bắt đầu có ý định tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ đến khi kết thúc và phản hồi phải liền lạc, dễ dàng, qua các tương tác di động. Ví dụ sản phẩm được bán ra phải đi kèm với công thức chế biến online, tương tác sinh động, có hỏi đáp trực tuyến nếu cần để giúp đưa ra giải pháp tức thời cho khách hàng khi cần thiết.

Xu hướng 3: Trải nghiệm

Người tiêu dùng tương lai không mua sản phẩm. Họ mua trải nghiệm. Do đó, tư duy về sản phẩm cần phải được đặt lại trong bối cảnh tôi cung cấp trải nghiệm gì. Khi nói về tính bản địa, trải nghiệm về văn hoá, thiên nhiên, con người, di sản, lịch sử mang giá trị cao hơn gấp vạn lần một sản phẩm tiêu dùng. 

Vậy những giá trị này được thể hiện ra sao nếu chúng ta chỉ bán một sản phẩm tiêu dùng? Phải chăng ta cần mang họ đến trải nghiệm bản địa tận gốc như cách làm của website WWOOF, kết nối tất cả các nông trại hữu cơ trên thế giới cho mọi người có thể đăng ký, đến trải nghiệm cuộc sống và cách làm nông một cách hữu cơ? 

Phải chăng ta cần được trải nghiệm bản địa với người bản địa như cách làm của app BonAppetour, kết nối chủ nhà bản địa với những người khách phương xa háo hức tìm hiểu về bản địa? 

Phải chăng ta cần mang tính bản địa đến tận nhà, trọn gói như cách làm của Chef D’, gói trọn tất cả nguyên vật liệu và công thức vào trong một cái hộp nhỏ xinh trao đến tận nhà cho người cần trải nghiệm? 

Sản phẩm không thể chỉ tư duy đơn lẻ. Sản phẩm cần được tư duy trong khái niệm mang lại trải nghiệm bản địa nhất một cách dễ dàng và tiện lợi nhất cho người tiêu dùng không có thời gian.

Xu hướng 4: Solo

Theo thống kê, trong vòng 5 năm trở lại đây, số lượng hộ gia đình solo – chỉ có 1 người tăng 32% trên toàn thế giới. Thế hệ số không thích vướng bận. Họ thích tự do, thích di động, và thích trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Gia đình solo dẫn đến nhu cầu cũng solo. Mọi sản phẩm họ cần phải đơn giản, tiện lợi, dinh dưỡng, di động, vv một cách tất cả trong một. 

Vì vậy tư suy sản phẩm và dịch vụ cũng phải hướng về nhu cầu solo mới, giải quyết nhu cầu khẩu phần nhỏ, di động, kết hợp nhiều sản phẩm bản địa khác nhau, tự nhiên, tốt cho sức khoẻ, và đặt hàng giao hàng định kỳ để người tiêu dùng không phải suy nghĩ quá nhiều. 

Một ví dụ rất thành công trong sự kết hợp giữa nhu cầu solo và tính bản địa này là dịch vụ đặt hàng và giao hàng định kỳ graze.com. Người đặt hàng có thể chọn sự kết hợp của nhiều sản phẩm snack khác nhau, mang tính bản địa và tự nhiên cao, và được giao hàng định kỳ theo thời gian lựa chọn. 

Nếu có một nền tảng như vậy, tôi chắc chắn sẽ đặt ngay các mặt hàng bản địa mà mình yêu thích từ các khu vực khác nhau trên khắp Việt Nam.

Xu hướng 5: Không gian nhỏ

Do thích trải nghiệm, thích nhẹ nhàng, đơn giản và di động, người tiêu dùng số cũng chọn không gian sống nhỏ hơn. Họ chẳng mấy khi ở đó. Và vì thế mọi thứ trong không gian nhỏ gọn đó cũng phải trở nên nhỏ gọn, từ trang thiết bị gia dụng, nội thất, đến các sản phẩm tiêu dùng phục vụ đời sống hàng ngày cũng phải theo đó nhỏ đi. 

Trang thiết bị thì mang tính đa năng hơn để không choáng quá nhiều không gian. Sản phẩm thì cần giải quyết nhu cầu bao bì nhỏ gọn, dễ sắp xếp, lưu trữ hợp lý và khoa học hơn cho không gian nhỏ. Ví dụ công nghệ The Fresh Book, cho phép tách khẩu phần ăn một lần cho một người trong mỗi lá sách. Một quyển sách có thể có một lá thịt gà, một lá thịt bò, một lá cá, vv theo ngày. Sản phẩm dù bản địa hay không cũng phải đáp ứng xu hướng nhỏ gọn lại, phù hợp với không gian sống mới.

Mặc dù gọi xu hướng 2 là công nghệ, trên thực tế tất cả 5 xu hướng đều được giải quyết bằng nền tảng chung là công nghệ. Có bạn hỏi, vậy em làm ra sản phẩm rồi thì áp dụng công nghệ thế nào. 

Có lẽ ta nên định nghĩa lại về ứng dụng công nghệ trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Công nghệ cần phải được xem là nền tảng để tư duy sản phẩm và dịch vụ theo xu hướng tiêu dùng mới, giải quyết những nhu cầu còn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng số. 

Công nghệ không nên được hiểu một cách hạn hẹp là cách ta bán hàng hay làm tiếp thị online. Người làm sản phẩm hay dịch vụ mang tính bản địa nếu thiếu hiểu biết về công nghệ thì cần phải tìm và hợp tác với các chuyên viên công nghệ để tư duy sản phẩm theo nhu cầu người tiêu dùng số từ lúc khởi đầu. 

Chỉ bằng cách đó, Việt Nam mới có thể tận dụng được cơ hội cửa sổ vàng công nghệ này để nắm bắt xu hướng bản địa, để vượt lên ngoạn mục bằng những thách thức phá vỡ tính truyền thống vốn là thế mạnh của các quốc gia phát triển hơn. 

Chuyên gia nhượng quyền thương hiệu Nguyễn Phi Vân

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  27 phút

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  4 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  4 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  5 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  5 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.