Việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến đòi hỏi sửa Luật Năng lượng nguyên tử, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Tinh thần
này, được Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết tại cuộc họp
báo Chính phủ thường kỳ tháng 12.
Theo Bộ Công thương, việc tổ chức triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đặt ra nhu cầu về hoàn thiện
thể chế pháp luật.
Trong
đó, bên cạnh Luật Điện lực
sửa đổi vừa được thông qua, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Chính phủ sẽ
báo cáo Quốc hội để sửa đổi Luật về năng lượng nguyên tử - liên quan đến các vấn đề cơ bản trong phát triển điện hạt nhân như công
nghệ, an toàn, bảo vệ môi trường,
nhằm hội đủ hành lang pháp lý
để thực hiện.
Cùng với đó, để có thể triển khai được điện hạt nhân cũng như cụ thể hóa chủ trương của
Quốc hội và Trung ương Đảng, Bộ Công Thương sẽ sớm trình các cơ quan thẩm quyền
để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điện VIII.
Tiếp theo, Bộ Công thương sẽ kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền về lựa chọn chủ đầu tư nhà máy điện hạt nhân, bởi đây
là chủ thể rất đặc biệt,
tổ chức triển khai toàn bộ quá trình từ nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và vận
hành nhà máy điện.
Ngoài ra, Bộ
Công thương cũng nhấn mạnh đòi hỏi sớm có mặt bằng sạch tại tỉnh Ninh Thuận
cũng như tạo đồng thuận cao
nhất của người dân địa phương để thuận lợi nhất cho quá trình triển khai
dự án.
Bên cạnh những
yếu tố thuận lợi như quá trình chuẩn bị từ nhiều năm trước, hành lang pháp lý dần
hoàn thiện…, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân lưu ý tới vấn đề lựa chọn công nghệ,
đảm bảo tiêu chuẩn an toàn khi triển khai vận hành nhà máy đặt trong khuyến cáo
của các cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế.
Việc này,
lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định hoàn toàn tin tưởng thực hiện được từng bước thận trọng khi hiện có rất nhiều công
nghệ mới và đảm bảo an toàn ngày càng cao.
Dự kiến sơ
bộ tổng mức đầu tư lên tới hàng tỷ USD, điện hạt nhân Ninh Thuân sẽ mang lại ba lợi ích
chủ yếu, gồm: tạo được nguồn năng lượng nền, sạch, đáp ứng được tiêu chuẩn
kép hiện nay trong xu thế phát triển năng lượng xanh, năng lượng tái tạo; giữ vai trò một nguồn năng lượng
an toàn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội cho Ninh Thuận
và khu vực xung quanh.
Cuối cùng
là điện hạt nhân Ninh Thuận sẽ tạo động lực để có một nền công nghệ,
khoa học cao, đặc biệt là khoa học năng lượng nguyên tử. Đây là khoa học nền tảng
và tương lai còn phát triển, kéo theo cả một ngành công nghiệp cũng như nguồn
nhân lực chất lượng cao để phát triển đất nước, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết.
Tại phiên phiên họp vừa qua, Quốc hội đã thông qua chủ trương khởi động lại dự án điện hạt
nhân Ninh Thuận.
Ngay trước đó ít ngày, Luật Điện lực (sửa đổi) cũng được Quốc
hội thông qua, với quy định một số chính sách phát triển điện hạt nhân – góp phần
quan trọng trong hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện thực hoá chủ trương này.