Phát triển bền vững
Cơ hội từ bất động sản ESG
Các nhà đầu tư nhận ra rằng những công ty tập trung vào ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và giảm lượng khí thải carbon sẽ mang lại cho họ những khoản đầu tư vượt trội hơn so với các công ty cùng ngành.
Những năm gần đây, các đô thị lớn của Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về đô thị hóa, tuy nhiên mật độ xây dựng dày đặc của các dự án tòa nhà văn phòng, bán lẻ cũng như chung cư cao tầng đang chen chúc trên quỹ đất ngày càng co hẹp.
"Hiện tượng này làm tăng mật độ dân số tập trung ở một khu vực, dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng, tỷ lệ mảng xanh so với đầu người giảm xuống rất thấp", bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết.
Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường năm 2020, tỷ lệ trung bình diện tích cây xanh trên đầu người dân TP. HCM chỉ đạt 0,55 m2/người. Theo ước tính, mỗi người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh để bảo đảm đủ không khí trong lành cho cuộc sống.
Không gian xanh công cộng sẽ bị thu hẹp hoặc mất đi hoàn toàn nếu chủ đầu tư chỉ quan tâm đến việc tận dụng tối đa quỹ đất để xây dựng dự án mà không thực sự quan tâm đến việc tạo không gian sống xanh kết nối giữa các tòa nhà và các tiện ích công cộng khác.
Bà Trang cho rằng, các doanh nghiệp cần nhận ra việc giảm khí thải carbon vô cùng quan trọng để giảm thiểu biến đổi khí hậu, tuyển dụng và giữ chân nhân viên, đồng thời phục vụ khách hàng, cổ đông và các bên liên quan tốt hơn.
Các nhà đầu tư đang tập trung nhiều vào các chỉ số ESG hơn bao giờ hết. Trong năm 2020, các nhà đầu tư từ quỹ tương hỗ và quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đã chi 288 tỷ USD vào các tài sản bất động sản ESG, tăng 96% so với 2019. Các nhà đầu tư nhận ra rằng những công ty tập trung vào ESG và giảm lượng khí thải carbon sẽ mang lại cho họ những khoản đầu tư vượt trội hơn so với các công ty cùng ngành.
Với những thúc đẩy từ cộng đồng kinh doanh, số lượng các công ty cam kết giảm phát thải carbon đã tăng lên trong vài năm qua, thậm chí nhiều công ty đã dời mục tiêu sớm hơn vào năm 2030 so với thời gian ban đầu là năm 2050.
Trung hòa carbon là việc các công ty 'bù trừ' hoặc cân bằng lượng carbon mà họ thải vào khí quyển thông qua việc giảm thiểu và/hoặc tiết kiệm lượng carbon tương đương ở những nơi khác. Mặt khác, ‘net zero’ có nghĩa là không có bất kỳ lượng carbon nào được tạo ra trong quá trình hoạt động của bất động sản, và điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đó cũng sẽ không tham gia vào những dự án chưa cam kết và có kế hoạch thực hiện ESG.
Dựa trên ước tính của Cushman & Wakefield, đến năm 2050 sẽ có 6,6 tỷ mét vuông bất động sản thương mại trên 143 quốc gia. Và chi phí để khử carbon trên thị trường bất động sản toàn cầu ước tính vào khoảng 18 nghìn tỷ USD. Hầu hết các tổ chức đang nỗ lực để đạt mục tiêu giảm lượng khí thải, sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bù đắp mọi lượng khí thải còn lại.
Về cơ bản, có ba bước để đạt được mức phát thải ròng bằng không. Một là đặt ra mục tiêu với việc tính toán lượng khí thải carbon và các loại khí thải nhà kính khác do các hoạt động kinh doanh và vận hành bất động sản tạo ra.
Hai là giảm lượng khí thải bất cứ khi nào, có thể thông qua tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo sử dụng tại chỗ.
Ba là cân bằng lượng khí thải còn lại thông qua việc đầu tư vào các dự án hoặc doanh nghiệp khác có hoạt động tái tạo môi trường, ví dụ như trồng rừng, phân loại rác thải, qua đó bù trừ với lượng carbon đã bị thải ra.
Bà Trang cho biết, các công ty muốn thể hiện cam kết đối với biến đổi khí hậu đang áp dụng các tiêu chuẩn của Sáng kiến mục tiêu dựa trên cở sở khoa học (SBTi) nhằm đánh giá lượng khí thải carbon cần thiết để giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới 1,5°C và 2°C theo Hiệp định Khí hậu Paris. Nếu bất động sản không đi đúng hướng, SBTi sẽ thiết lập lại số lần cắt giảm carbon cần thiết mỗi năm.
Nhiều tổ chức cũng áp dụng phương pháp Khí nhà kính (GHG), một tiêu chuẩn quốc tế bắt đầu từ cuối những năm 1990. Ngoài ra, nhiều công ty đang chọn theo đuổi tiêu chuẩn của một bên thứ ba cho mục tiêu phát thải, và mua các khoản tín dụng năng lượng tái tạo (REC) được chứng nhận bằng Green-e.
"Bất kể bất động sản đang ở đâu trong hành trình carbon, những sáng kiến này đều giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro biến đổi khí hậu tốt hơn, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và đảm bảo tương lai các thế hệ tiếp theo", bà Trang nói.
Lãnh đạo Cushman & Wakefield Việt Nam nhấn mạnh, đối với những dự án bất động sản trong tương lai, nếu không sớm thiết lập ESG thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng bị đào thải.
Tìm điểm khởi đầu hành trình ESG trong doanh nghiệp
Bình đẳng giới trong chiến lược ESG ở 3M
Theo bà Đặng Thị Thanh Thuỷ, Giám đốc quốc gia của 3M Việt Nam, kỳ vọng của khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và các bên liên quan cho ESG, trong đó có vấn đề đa dạng, công bằng và hoà nhập, tiếp tục tăng lên và 3M cũng không ngừng nỗ lực để đáp ứng.
ESG trong các doanh nghiệp tiên phong
Phát triển bền vững theo tiêu chí ESG (kinh tế - xã hội – môi trường) không còn xa lạ mà đã thẩm thấu vào trong hoạt động thường ngày của nhiều doanh nghiệp.
Tiếp cận ESG hướng đến ‘net zero’
Trong bối cảnh cả nước hướng đến mục tiêu thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050, phát triển bền vững dựa trên tiêu chí ESG (kinh tế - xã hội – môi trường) là cách tiếp cận cần thiết đối với doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ thực hành ESG
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển thực hành ESG hướng đến tăng trưởng bao trùm, bền vững, tăng cường năng lực chống chịu là nội dung của sáng kiến mới do USAID và Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp triển khai.
Giới khởi nghiệp 'săn lùng' căn hộ thương mại dịch vụ
Trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tìm kiếm không gian làm việc linh hoạt cũng gia tăng đáng kể. Theo đó, loại hình căn hộ thương mại dịch vụ đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trẻ nhờ hội tụ nhiều lợi thế hấp dẫn.
T&T Group đồng loạt xây các công trình trọng điểm tại Long An
Một loạt công trình hạ tầng giao thông, cơ sở giáo dục tại Long An đã được T&T Group khánh thành và đưa vào hoạt động, để Long An sẵn sàng cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
PV Gas thúc đẩy đầu tư Trung tâm điện khí LNG tại Nam Định
PV Gas đẩy nhanh thủ tục đầu tư Trung tâm điện khí LNG Nam Định, thể hiện quyết tâm cụ thể hóa chiến lược kinh doanh sản phẩm khí tại Bắc Bộ.
Minh Long: 55 năm kiến tạo giá trị và gìn giữ nghìn câu chuyện
Trong suốt 55 năm qua, Minh Long không chỉ xây dựng thành công một thương hiệu gốm sứ danh tiếng, mà còn trở thành một người kể chuyện bền bỉ, truyền tải những giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam qua từng tác phẩm.
'Khoán 10' của thế kỷ 21 và hơn thế nữa
Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, mang tính đột phá và chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
Trần Anh Group ra mắt Trần Anh Land
Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2025–2030, Tập đoàn Trần Anh vừa thành lập Công ty CP Kinh doanh bất động sản Trần Anh Land.
VinUni nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo vì những đóng góp xuất sắc
Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện.