Phát triển bền vững theo tiêu chí ESG (kinh tế - xã hội – môi trường) không còn xa lạ mà đã thẩm thấu vào trong hoạt động thường ngày của nhiều doanh nghiệp.
Tập đoàn TH phát triển bền vững, biến điều tưởng chừng không thể là "nuôi bò sữa ở nơi nắng nóng, gió Lào" thành điều có thể.
Là liên doanh của Tập đoàn Thiên Minh và Tập đoàn TUI, 2 tập đoàn hàng đầu trong ngành du lịch, khách sạn và có chung tầm nhìn phát triển bền vững, Khu nghỉ dưỡng TUI Blue Nam Hội An từ lâu đã đưa ESG vào trở thành tiêu chí không thể thiếu trong các hoạt động vận hành.
Ông Anton Bespalov, Tổng quản lý Khu nghỉ dưỡng TUI Blue Nam Hội An, cho biết, đối với khu nghỉ dưỡng cũng như Tập đoàn TUI, phát triển bền vững hay ESG không phải là những gì mang tính “thời thường” hay thuận theo xu thế mà đã được áp dụng trong việc lập kế hoạch, triển khai hàng ngày.
Trong đó, nổi bật nhất là các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường. TUI Blue Nam Hội An thực hiện chiến lược hạn chế tối đa nhất có thể đồ nhựa, nylon dùng một lần, tiết kiệm năng lượng, tận dụng rác hữu cơ làm phân bón trồng rau, đồng thời gắn kết chặt chẽ với cộng đồng địa phương để lan tỏa tinh thần và nâng cao nhận thức.
Thực hành ESG khiến doanh nghiệp tiêu tốn thêm một khoản chi phí tương đối. Tuy nhiên, theo ông Bespalov, về lâu dài, phát triển bền vững sẽ trở thành một lợi thế to lớn, đặc biệt khi xu thế du lịch xanh, du lịch bền vững gắn với cộng đồng đang “lên ngôi”.
“Du khách đang ngày càng có mong muốn sử dụng những dịch vụ du lịch gắn với bền vững. Các đại lý du lịch, tức là khách hàng B2B của TUI Blue Nam Hội An cũng bám theo xu thế này khi đưa ra yêu cầu”, ông Bespalov nói tại Hội thảo Phát triển bền vững 2022 do Báo Đầu tư tổ chức.
Nếu Tập đoàn TUI coi phát triển bền vững là hoạt động thường ngày thì đối với Tập đoàn TH, phát triển bền vững theo tiêu chuẩn ESG lại là chìa khóa để xây dựng một hệ sinh thái “khỏe mạnh và tự vững” cho doanh nghiệp.
Bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc kinh doanh quốc tế Tập đoàn TH, cho biết, ngay từ khi bắt đầu hoạt động, phát triển bền vững đã trở thành “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động cốt lõi của Tập đoàn TH.
Nhờ đó, sau hơn 10 năm phát triển, TH đã in đậm dấu ấn trở thành doanh nghiệp hàng đầu với những sản phẩm thực phẩm, đồ uống vì sức khỏe cộng đồng. Tập đoàn cũng vững vàng vượt qua cơn sóng lớn mang tên đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, theo bà Thủy, thành quả lớn nhất trong quá trình phát triển bền vững của Tập đoàn TH là nhận được những niềm tin. Đó là niềm tin từ Chính phủ, tin rằng doanh nghiệp nội mà tiên phong là Tập đoàn TH hoàn toàn có thể “làm được”, có thể biến những điều không thể thành có thể.
Đó cũng là niềm tin từ phía người tiêu dùng. “Mỗi khi TH ra sản phẩm mới, người tiêu dùng luôn tin dùng vì tin tưởng rằng đây là sản phẩm vì sức khỏe, vì thiên nhiên”, bà Thủy cho biết.
Với công thức phát triển bền vững là “tài nguyên Việt, trí tuệ Việt cộng với công nghệ đầu cuối của thế giới”, TH cũng thành công trở thành một hình mẫu để cộng đồng doanh nghiệp nhìn theo, từ đó cùng chung tay vào mục tiêu chung là phát triển bền vững cho đất nước
Đối với Nestlé Việt Nam, phát triển bền vững là một phần trong cam kết đầu tư dài hạn của tập đoàn Nestlé ngay từ khi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Cam kết đó được thể hiện thông qua những hoạt động thực tiễn như tham gia Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành bao bì; triển khai chương trình Nescafé Plan thúc đẩy nông nghiệp tái sinh, nâng cao sinh kế cho người nông dân trồng cà phê…
Đến nay, sau gần 30 năm hoạt động, Nestlé Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, với những thương hiệu được ưa chuộng như sữa Milo, bánh Kit Kat, Nescafe… Nestlé cũng là nhà thu mua cà phê lớn nhất Việt Nam, với sản lượng thu mua chiếm đến khoảng 25% cả nước.
Sau suốt quá trình dài theo đuổi phát triển bền vững, điều Nestlé Việt Nam nhận lại không chỉ là hiệu quả sản xuất, kinh doanh hay chỗ đứng trên thị trường mà còn là thiết lập được cho mình một cộng đồng phát triển bền vững và thịnh vượng.
Bà Lê Thị Hoài Thương, Trưởng phòng đối ngoại cấp cao, Nestlé Việt Nam, cho biết, đó chính là nền tảng quan trọng để Nestlé Việt Nam tiếp tục theo đuổi những mục tiêu bền vững, đóng góp vào cam kết đưa phát thải ròng về không vào năm 2050.
Trong bối cảnh cả nước hướng đến mục tiêu thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050, phát triển bền vững dựa trên tiêu chí ESG (kinh tế - xã hội – môi trường) là cách tiếp cận cần thiết đối với doanh nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển thực hành ESG hướng đến tăng trưởng bao trùm, bền vững, tăng cường năng lực chống chịu là nội dung của sáng kiến mới do USAID và Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp triển khai.
British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2021, trở thành đơn vị tiên phong trong ngành thuốc lá thực hiện báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đánh dấu kỷ niệm chặng đường 27 năm có mặt tại Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhóm các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) sẽ mang lại ý nghĩa tài chính rất lớn cho doanh nghiệp trong dài hạn, và sẽ trở thành yếu tố bắt buộc áp dụng với các doanh nghiệp.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.