Trong bối cảnh cả nước hướng đến mục tiêu thực hiện cam kết đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050, phát triển bền vững dựa trên tiêu chí ESG (kinh tế - xã hội – môi trường) là cách tiếp cận cần thiết đối với doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc tư vấn các chương trình ESG, KPMG Việt Nam
Việt Nam gây ấn tượng với quốc tế tại COP26 khi đưa ra cam kết đầy tham vọng là sẽ đưa mức phát thải ròng về không vào năm 2050. Tuy nhiên, thách thức thực hiện cam kết này là rất lớn.
Cụ thể, từ nay cho đến dấu mốc 2050 chỉ còn chưa đầy 30 năm, khoảng thời gian tương đối gấp rút, trong khi Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, cũng như chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề ô nhiễm liên quan đến chất thải rắn, khí thải ngành giao thông, khí thải nông nghiệp…
Nói về vai trò của doanh nghiệp trong cam kết phát thải ròng bằng không, ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc tư vấn các chương trình ESG, KPMG Việt Nam, cho biết, dựa trên nghiên cứu về ESG toàn cầu được KPMG tiến hành, có thể thấy, xu thế chung của thế giới là doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, cốt lõi để chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Tại Việt Nam, xu thế này cũng được thể hiện thông qua lộ trình cắt giảm khí thải tương đối rõ ràng và có tính chiến lược của một số doanh nghiệp trong báo cáo ESG.
Ghi nhận những nỗ lực hướng tới cam kết tại COP26, Patrick Haverman, Phó trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, cho biết, cộng đồng doanh nghiệp trong thời gian vừa qua đã có nhiều bước chuyến mình đáng ghi nhận. Dù gặp nhiều khóa khăn về nguồn lực, doanh nghiệp vẫn mạnh dạn tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm để tìm ra giải pháp phù hợp nhất.
Trong khi đó, một số doanh nghiệp với tiềm lực mạnh hơn đang trở thành những ngọn cờ tiên phong trong các khía cạnh phát triển bền vững, có thể kể đến như Nestlé Việt Nam, Tập đoàn TH với sáng kiến nông nghiệp tái sinh; Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) tích cực tìm kiếm giải pháp cho kinh tế tuần hoàn…
Thực tế đó đã chứng minh, doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm đến yếu tố phát triển bền vững và có mong muốn đóng góp cho mục tiêu đưa phát thải ròng về không vào năm 2050. Theo ông Hiếu, một số doanh nghiệp đã có những cam kết và chiến lược tương đối rõ ràng về mức phát thải ròng.
Tuy nhiên, có một thực trạng là đa phần doanh nghiệp đang không biết phải làm gì để đưa những mong muốn đó chuyển hóa thành hoạt động thực tiến. Trả lời cho câu hỏi này, bà Nguyễn Thị Thanh Nga, chuyên viên Vụ Khoa học giáo dục tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư, nhận định, tiêu chí về ESG sẽ là cách tiếp cận phù hợp cho doanh nghiệp.
“ESG là bản cập nhật mới, đầy đủ hơn, là cách tiếp cận tốt hơn cho thực hành phát triển bền vững. ESG phù hợp với xu thế mới thay vì thực hiện các chương trình xã hội về bảo vệ môi trường”, bà Nga nói tại Hội thảo Phát triển bền vững 2022 do Báo Đầu tư tổ chức.
Chuyên viên đến từ Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng nhấn mạnh, ESG tuy mới nhưng là xu hướng bắt buộc để doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng được nâng cao của các thị trường tiên tiến.
Đồng quan điểm với bà Nga, ông Hiếu nhận định, thời điểm bắt đầu thực hành ESG tốt nhất, đối với cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, là ngay bây giờ.
Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp thực hành ESG một cách hiệu quả, chuyên gia KPMG khuyến nghị cần phải đánh giá năng lực của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những tiêu chí phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như với thực trạng về môi trường mà doanh nghiệp đang gặp phải.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và đang phát triển thực hành ESG hướng đến tăng trưởng bao trùm, bền vững, tăng cường năng lực chống chịu là nội dung của sáng kiến mới do USAID và Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp triển khai.
British American Tobacco (BAT) Việt Nam vừa công bố báo cáo phát triển bền vững năm 2021, trở thành đơn vị tiên phong trong ngành thuốc lá thực hiện báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), đánh dấu kỷ niệm chặng đường 27 năm có mặt tại Việt Nam.
Nhiều ý kiến cho rằng, nhóm các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) sẽ mang lại ý nghĩa tài chính rất lớn cho doanh nghiệp trong dài hạn, và sẽ trở thành yếu tố bắt buộc áp dụng với các doanh nghiệp.
Đối với Vinamilk, PNJ hay nhiều doanh nghiệp khác, thực hành ESG xuất phát từ những việc đơn giản là tuân thủ pháp luật, thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, với đất nước.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.
Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.