Bất động sản
Cổ phần hóa Công ty Giày Sài Gòn: Có là “Hãng phim truyện” thứ 2?
Trường hợp của Công ty CP Giày Sài Gòn sẽ là một bài học đắt giá cho quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM.

Cuối năm 2015, việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp này thành công. Những tưởng việc này sẽ đem lại ý nghĩa cao đẹp của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, giúp doanh nghiệp phát triển hơn, đời sống việc làm của công nhân được đảm bảo và tốt hơn; nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn các cổ đông chi phối đã cho hơn 500 công nhân nghỉ việc, chỉ còn 16 nhân viên.
CPH xong hàng trăm công nhân mất việc
Trường hợp của Công ty CP Giày Sài Gòn sẽ là một bài học đắt giá cho quá trình CPH doanh nghiệp nhà nước tại TP.HCM. Cụ thể Công ty CP Giày Sài Gòn là doanh nghiệp nhà nước được CPH, tiền thân là Công ty Giày Ba Ta thuộc Bộ Công nghiệp cũ. Công ty được sử dụng hơn 10.000 m2 đất tại số 419 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM. Theo hợp đồng thuê của Nhà nước, kế thừa từ Công ty Giày Ba Ta, giá thuê đất hàng năm để làm văn phòng, nhà xưởng sản xuất giày dép, túi xách công ty này phải trả cho Nhà nước là 100.000 đồng/m2. Quả là một mức giá thuê không tưởng cho khu đất vàng đã được áp dụng từ năm 2007 và giữ nguyên suốt 10 năm qua!
Vào cuối năm 2015, doanh nghiệp này thực hiện việc thoái vốn của Nhà nước thành công. Những tưởng việc thoái vốn sẽ đem lại ý nghĩa cao đẹp của CPH doanh nghiệp nhà nước, giúp doanh nghiệp phát triển hơn, đời sống việc làm của công nhân được đảm bảo; nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn cổ đông mới đã cho hơn 500 công nhân nghỉ việc, toàn bộ công ty chỉ còn 16 nhân viên.
Sau khi công nhân nghỉ, nhóm cổ đông mới tiến hành thanh lý, bán máy móc và cho thuê miếng đất gồm 3 mặt tiền đường. Công ty tiến hành phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, nhưng số tiền này lại được ưu tiên dùng để trả nợ ngân hàng vì sợ bị siết nợ và trả nợ thuế.
Như vậy hậu của CPH đối với Công ty CP Giày Sài Gòn là hàng trăm công nhân nhân gắn bó cả đời với công ty nay ra đường vì mất việc. Không chỉ mất việc, công nhân còn bị công ty nợ tiền trợ cấp phải đi đòi suốt gần hai năm qua, cho đến khi nộp đơn ra toà mới được công ty trả đủ.

Ai chi phối hoạt động của Giày Sài Gòn?
Qua tìm hiểu, Công ty Giày Sài Gòn có 16 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, tuy nhiên báo cáo tài chính năm 2016, nguồn vốn tạo thành vốn chủ sở hữu gồm có khoản phải trả 1,2 tỷ cho Công ty Thành Bưởi và 9,2 tỷ đồng phải trả cho ông Lê Đức Thành là Giám đốc Công ty Thành Bưởi. Như vậy tổng số nợ giữa Công ty Giày Sài Gòn và ông Lê Đức Thành là 10,4 tỷ, chiếm 65% vốn điều lệ. Điều này cho thấy sau khi CPH xong, Công ty CP Thành Bưởi đã “đương nhiên” nắm quyền chi phối.
CPH để sau đó tạo động lực cho thu hút, huy động các nguồn lực của xã hội là điều cực kỳ cần thiết và đáng kích lệ. Tuy nhiên theo các chuyên gia vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp sau khi CPH cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trường hợp của Công ty CP Giày Sài Gòn lại hoàn toàn ngược lại. Công ty CP Giày Sài Gòn sau khi CPH thì toàn bộ công nhân bị cho nghỉ việc, vì lãnh đạo công ty cho rằng không có đơn đặt hàng và thua lỗ. Nhưng phía công nhân lại cho rằng, đơn đặt hàng đã có sẵn tới năm 2016 thậm chí là tới 2017, nhưng công ty lại cho hết công nhân nghỉ. Hàng loạt công nhân đã lên tiếng cho rằng trước ngày họ nghỉ “đơn đặt hàng đã có hết 2016 và cả năm 2017”.
Mặc dù đã cho hết công nhân nghỉ, bán máy móc nhưng năm 2017 Công ty CP Giày Sài Gòn tiếp tục lên kế hoạch kinh doanh bình thường và kèm theo xin chuyển công năng sử dụng đất. Nhìn vào kế hoạch kinh doanh cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty chỉ có 385 triệu mà kế hoạch doanh thu đến 15 tỷ.
Hiện nay đang là những tháng cuối cùng của năm 2017, nhưng công ty chưa có kế hoạch về nhân công và sản xuất, không biết doanh thu sẽ tới từ đâu? Liệu rằng đây có phải chỉ là kế hoạch đối phó kéo dài thời gian được sử dụng đất và để chờ chuyển đổi công năng sử dụng đất? Vậy có hay không việc mua CPH của Công ty CP Giày Sài Gòn cũng chỉ là để hướng tới mục tiêu có được miếng đất vàng ba mặt tiền đường tại quận trung tâm?
Hãng phim Truyện có bị thâu tóm đất vàng?
Chính phủ mới đây đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra toàn diện quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam sau hàng loạt các lùm xùm của hậu cổ phần hóa của hãng phim này. Đặc biệt là những bức xúc nảy sinh giữa chủ mới của hãng phim là Tổng Công ty Vận tải thủy (Vivaso) với đội ngũ người lao động là tập thể các diễn viên, nghệ sĩ của Hãng phim Truyện Việt Nam, về định hướng hoạt động của hãng phim trong tương lai và giải quyết chế độ việc làm cho người lao động.
Sự thật là Vivaso với chỉ 32,5 tỷ đồng bỏ ra đã chiếm tỷ lệ sở hữu tới 65% tổng giá trị Hãng phim Truyện Việt Nam khi cổ phần hóa, trở thành cổ đông chính; trong khi Hãng phim truyện Việt Nam với thương hiệu đứng đầu trong lĩnh vực điện ảnh nước nhà nhiều chục năm nay, đang nắm giữ (được thuê với giá ưu đãi) 5.000m2 đất vàng ở sát hồ Tây, 7.000m2 đất ở Cổ Loa (được định giá thị trường lên đến hàng ngàn tỷ đồng). Sự việc này đặt ra nghi vấn mục tiêu cuối cùng của Vivaso là thu tóm đất vàng chứ không phải phát triển sự nghiệp điện ảnh.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận xét: “Chính phủ phải quyết định thanh tra quá trình CPH là hiếm. Vì trên thực tế đã xảy ra không ít “đại gia” mua CPH là hướng tới mục tiêu có được mảnh đất với giá trị cao gấp trăm lần giá mua cổ phần”.
TM
Ngăn chặn trục lợi đất vàng trong cổ phần hóa
Công bố quyết định thanh tra việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Ngày 13/10, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam.
Lộ nhiều sai phạm đất đai của VFS trước cổ phần hóa
Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội đã yêu cầu VFS chấm dứt việc cho thuê đất trong khuôn viên.
Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Mở thêm cửa, chặn thất thoát
Nhận định từ Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bộ Tài chính cho biết tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện đang chậm. Như vậy, nhiều khả năng kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước năm nay sẽ khó hoàn thành.
Ôm nhiều 'đất vàng' nhưng cổ phần hóa thì teo tóp
Sở hữu những khu đất “vàng” rộng lớn nằm ngay giữa Hà Nội, nhưng khi cổ phần hóa, không phải tính giá trị lợi thế đất đai vào trị giá doanh nghiệp nên vốn điều lệ rất ít. Trong khi đó, mục đích chính của doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa là liên kết, bắt tay với các đối tác bên ngoài để thực hiện những dự án bất động sản, còn quyền lợi người lao động bị đánh bật.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tân Hoàng Minh đề xuất đầu tư khu đô thị tỷ đô tại Đà Lạt
Tân Hoàng Minh đề xuất tỉnh Lâm Đồng chấp thuận để doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch chi tiết và triển khai dự án khu đô thị thông minh tại xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt.
Địa ốc Hoàng Quân thay tổng giám đốc
Ông Nguyễn Long Triều vừa được bổ nhiệm Tổng giám đốc Công ty CP Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân thay ông Nguyễn Thanh Phong.
Chủ xe VinFast VF 8: Mua về ai cũng khen, hàng tháng tiết kiệm 4-5 triệu đồng tiền xăng
Đang sở hữu 3 chiếc Audi, anh Nguyễn Quang Huy (Đồng Nai) giữ tâm thế “thử cho biết” khi mang về chiếc VF 8. Mọi thứ thay đổi 180 độ ngay sau đó khi VF 8 trở thành kép chính còn những mẫu xe giá nhiều tỷ đồng “trùm mền”. Anh thậm chí còn tính bán bớt xe xăng, để mua thêm xe điện VinFast.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
PVcomBank đồng hành cùng lễ khai mạc vòng chung kết Robocon 2025
Vòng chung kết cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam 2025 (Robocon 2025) đã khai mạc tại nhà thi đấu Ninh Bình, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Trong vai trò là đơn vị đồng hành cùng cuộc thi, đại diện Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tham dự buổi khai mạc Triển lãm Robocon và lễ khai mạc vòng chung kết với 32 đội thi đến từ nhiều trường đại học trên cả nước.
Vinmec lần đầu thay toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới
Hệ thống Y tế Vinmec vừa phẫu thuật thành công ca thay toàn bộ xương đùi bằng vật liệu in 3D cá thể hóa cho bệnh nhi ung thư nhỏ tuổi nhất thế giới. Đây cũng là sản phẩm y sinh đầu tiên được thiết kế và sản xuất hoàn toàn trong nước, đánh dấu bước tiến quan trọng trong ứng dụng y học chính xác tại Việt Nam.
Garden Apartment: Giá trị gia tăng kép ở The Matrix One Premium
Nếu khả năng tăng giá giúp chủ sở hữu có thêm tài sản cả khi ngủ, thì với bất động sản dòng tiền, “lãi kép” lại mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng.
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.