Tiêu điểm
Công bố quyết định thanh tra việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Ngày 13/10, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam.

Thời kỳ thanh tra được tính từ khi công tác cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam diễn ra (năm 2014) đến khi thành lập Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hãng Phim truyện Việt Nam (6/2017). Ngoài ra, có thể xem xét khoảng thời gian trước hoặc sau nếu như cần thiết.
Theo Phó tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn, mục đích của thanh tra lần này là kiểm tra quá trình cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam có được triển khai đúng quy định của pháp luật hay không và xem xét nội dung nào vướng mắc cần phải tháo gỡ, điều chỉnh.
Phó tổng Thanh tra yêu cầu, đoàn thanh tra, tổ giám sát phải làm việc chất lượng, minh bạch, thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và bảo mật tài liệu theo quy định.
Trước đó, Vivaso đã mua VFS ở mức giá khá rẻ với khoảng 50 tỷ đồng. Trong khi, theo Quyết định 4126/QĐ-BVHTTDL ngày 26/11/2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tổng giá trị thực tế của Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam tại thời điểm 30/9/2014 là hơn 91,7 tỷ đồng.
Nhiều nghệ sĩ điện ảnh kỳ cựu đã bức xúc ký vào bản đề nghị dừng ngay việc cổ phần hóa, nhất là khi thương hiệu gần 60 năm được xác định bằng 0 đồng. Trong bản kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, hãng phim có tuổi đời 50 năm không được định giá thương hiệu.
Bên cạnh đó, sau hai tháng cổ phần, Vivaso đã bị các nghệ sĩ cho rằng không giữ đúng cam kết về trả lương cho cán bộ công nhân viên và cam kết sản xuất phim, không có chiến lược phát triển điện ảnh.
Ngày 19/9, Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam đã tổ chức đối thoại với các nghệ sĩ nhưng bất thành.
Sáng 21/9, các nghệ sĩ trong Nam, ngoài Bắc vẫn tụ về trụ sở Hội Điện ảnh Việt Nam (51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội) để lên tiếng và đề nghị thanh tra lại quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Chiều 21/9, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã làm việc với đại diện các bộ ngành liên quan, đại diện các nghệ sĩ, đại diện chủ đầu tư. Sau khi nghe báo cáo về quá trình thực hiện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và ý kiến của các Bộ, ngành, đại diện Hội Điện ảnh, đại diện Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phim truyện Việt Nam… Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu thanh tra quá trình cổ phần hóa tại Hãng phim truyện Việt Nam và định giá lại thương hiệu của hãng.
Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: NỖI BUỒN NGƯỜI TRONG CUỘC
Thanh tra Chính phủ vào cuộc thanh tra cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam
Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái: Hãng Phim truyện Việt Nam là một di sản, dứt khoát phải gìn giữ
Mặc dù có tên khác là Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Phim truyện Việt Nam nhưng thực chất vẫn chính là Hãng Phim truyện Việt Nam. Đây là một di sản mà chúng ta đều phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển bằng hình thức thích hợp.
Đại gia đứng sau thâu tóm Hãng phim truyện Việt Nam là ai?
Ông chủ thực sự tại VFS không phải là công ty vận tải thủy Vivaso mà lại là công ty chuyên về bất động sản, hạ tầng giao thông Vạn Cường của vị đại gia Nguyễn Thủy Nguyên.
Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM
Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.
Xanh Boutique: Mảnh ghép kiến tạo đô thị di sản tại trung tâm Cát Bà
Giữa không gian hoang sơ và kỳ vĩ của đảo ngọc Cát Bà, khu thấp tầng Xanh Boutique không chỉ sở hữu vị trí trung tâm đắc địa mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ với cảm hứng làng nghề truyền thống và thiết kế linh hoạt, tối ưu công năng.
Men say đô thị ở Bắc Ninh: Hưng phấn hay bong bóng?
Bắc Ninh đang chứng kiến làn sóng đầu tư đô thị hàng chục nghìn tỷ đồng. Nhưng liệu đó là dấu hiệu tăng trưởng hay nguy cơ bội cung, bong bóng thị trường?
VinFast VF 7 sau 10.000km: 'Lực sĩ điện' khiến chủ xe tự hào
Được ví như “báo săn mồi” trên đường nhờ khả năng tăng tốc đáng kinh ngạc, VinFast VF 7 còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng với thiết kế chất, tiện nghi sang trọng và chi phí sử dụng “nhẹ tênh”.
'Mắc kẹt' tại dự án Thịnh Liệt, Tổng công ty Licogi mất cân đối tài chính nghiêm trọng
Khó khăn tại các dự án lớn trong nhiều năm ảnh hưởng lớn tới Licogi, khiến công ty kiểm toán đặt dấu hỏi về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp.
Bỏ thuế khoán khiến Bóng đèn phích nước Rạng Đông mất hàng trăm tỷ đồng
Với hệ thống 24.000 điểm bán trên khắp cả nước, phần nhiều là hộ kinh doanh, RAL dự báo, áp lực chi phí khiến các đại lý là hộ kinh doanh yêu cầu RAL giảm giá và tăng chiết khấu.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.