Leader talk
Muốn lên con thuyền 4.0, cơ quan cần số hóa nhanh nhất chính là Nhà nước
Ông Nguyễn Minh Hồng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông cho biết, cuộc chuyển đổi số sắp tới sẽ diễn ra hết sức sôi động cả ở lĩnh vực công lẫn tư.

Theo một thống kê năm 2012, kinh tế số đóng góp 19.200 tỷ USD cho GDP của thế giới, tỷ trọng chiếm 22,5% hàng hoá của thế giới. Đến năm 2020, dự kiến đóng góp của chuyển đổi số có thể lên đến 24.700 tỷ USD, góp 25% GDP thế giới.
Một báo cáo khác năm 2011 cũng cho biết, ngành công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đóng góp 37% trong tăng tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ và 32% tăng trưởng GDP của Đức.
Ở Việt Nam, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ vẫn đang chỉ đạo quyết liệt về chuyển đổi số trong các cơ quan hành chính nhà nước. Tuần trước, Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành quyết định thành lập Uỷ ban về Chính phủ điện tử, trên cơ sở kiện toàn Uỷ ban về ứng dụng công nghệ thông tin, thành lập Tổ công tác chuyển đổi số. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người trực tiếp tham gia và điều hành chiến dịch Chính phủ điện tử.
Trong thời gian sắp tới, Chính phủ sẽ ban hành một nghị quyết về Chính phủ điện tử và sẽ có sự phân công cụ thể cho các bộ ngành địa phương về nhiệm vụ, nội dung, công việc phải làm để thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử hơn nữa. Ví dụ như tỷ lệ cung cấp các dịch vụ công nhằm tránh việc cung cấp các dịch vụ công mà không có giao dịch.
“Nhiều nước trên thế giới cũng đã xây dựng đề án và chương trình quốc gia cho chuyển đổi số như Hàn Quốc, Anh, Estonia, Thuỵ Điển, Đan Mạch và một số nước khác. Việt Nam chưa có tên trong danh sách, nhưng sắp có”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Minh Hồng tiết lộ trong một hội thảo về chuyển đổi số do VCCI tổ chức gần đây.
Bộ Truyền thông và thông tin đang chuẩn bị xây dựng đề án Chuyển đổi số quốc gia và sẽ trình lên Chính phủ phê duyệt trong thời gian sắp tới, để cùng Chính phủ thúc đẩy chuyển đổi số trong tất cả các ngành, giúp Việt Nam có thể bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở khắp nơi.
Bộ Thông tin và truyền thông sẽ cố gắng trình Thủ tướng phê duyệt Đề án chuyển đổi số quốc gia trong năm 2018, nhằm nhanh chóng tăng năng suất lao động bằng CNTT dựa trên các sáng kiến đột phá trên nền tảng số, số hoá các doanh nghiệp Việt để có thể đạt mục tiêu chuyển đổi số sẽ đóng góp từ 20 - 30% vào tăng trưởng GDP.
Đề án sẽ có các nội dung chính sau: phát triển cộng đồng số hoá có kỹ năng và tri thức số, đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp 4.0, số hoá các cơ quan nhà nước, thể hiện đúng vai trò dẫn dắt của chính phủ trong cách mạng công nghiệp 4.0, đánh giá mức độ chuyển đổi số bằng cách lượng hoá cụ thể, bảo vệ quyền tiếp cận chuyển đổi số, nghị quyết chia sẻ dữ liệu của Nhà nước với cộng đồng và doanh nghiệp, Nhà nước khuyến khích – hỗ trợ sáng kiến chuyển đổi số.
Đề án chuyển đổi số quốc gia bao gồm 5 lĩnh vực: kỹ thuật số, Chính phủ số, doanh nghiệp số, công nghiệp số và môi trường pháp lý. Doanh nghiệp có thể đóng góp ý kiến và nêu lên nhu cầu của bản thân gửi đến Bộ Truyền thông và Thông tin, giúp bộ đưa ra những giải pháp và việc làm đúng đắn về chuyển đổi số.
Ông Hồng cho biết: "Người sốt sắng với đề án này nhất chính là tân Bộ trưởng Nguyễn Minh Hùng, từng là Chủ tịch Tập đoàn Viettel. Bộ trưởng mới đang mang tinh thần Viettel vào bộ, thay đổi cách thức làm việc và tư duy của tất cả cán bộ công nhân viên của bộ. Bộ trưởng vừa chỉ đạo bộ nghiên cứu, đề xuất Chính phủ đổi mới hành lang pháp lý, giúp xóa bỏ rào cản với hoạt động chuyển đổi số.
Ví dụ: xóa bỏ "bảo trợ ngược", trong đấu thầu, nhà cung cấp nước ngoài thường được ưu tiên hơn Việt Nam; Chính sách bảo trợ với tài sản số, như luật bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chưa được cao lắm.
Vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng, xác định tầm nhìn và mục tiêu của quốc gia, Việt Nam nhất định phải thực hiện chuyển đổi số toàn diện nếu muốn tồn tại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cơ quan cần số hoá nhanh nhất chính là Nhà nước.
Chuyển đổi số nhìn từ chuyện Vinfast, Vinamilk, FPT...
Việt Nam: Điểm đến 4.0 của doanh nghiệp Nhật Bản
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ với hàng loạt công nghệ mới, Việt Nam được đánh giá sẽ là điểm đến hấp dẫn trong lĩnh vực này, đặc biệt đối với các doanh nghiệp Nhật Bản.
Giấc mơ nông nghiệp 4.0 đã thành hiện thực?
Công nghệ cao đang ngày càng hiện hữu trên nhiều cánh đồng, trang trại chăn nuôi của Việt Nam với sự vào cuộc quyết liệt của những tập đoàn hàng đầu và cả những doanh nghiệp khởi nghiệp quy mô nhỏ.
"Cấp quản trị và CEO Việt Nam đang đuối, không thể vào công nghệ 4.0"
Không thể vào công nghệ 4.0 nếu bạn chưa là CEO 4.0, chúng ta còn thiếu quá nhiều CEO có thể thay đổi kịp với cạnh tranh thị trường, khoan nói về thị trường lao động.
Dồn lực chuyển đổi số, Nutifood muốn phá vỡ thế cân bằng thị phần với Abbott
Để không bị đào thải khỏi thị trường, như nhiều công ty tầm trung khác tại Việt Nam, Nutifood cũng buộc mình phải “nhúng mình” vào dòng chảy công nghệ và kỹ thuật số, nhất là trong hoạt động marketing và sale.
Doanh nhân Việt trong cuộc chuyển đổi số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra những bước chuyển đổi lớn, một trật tự mới đang hình thành, những hệ sinh thái, mô hình kinh doanh đang đồng loạt xuất hiện tạo ra những thách thức cũng như cơ hội lớn cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả Việt Nam.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân
Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.