Công ty Nhật Bản mang dịch vụ giao hàng lạnh đến Việt Nam
Minh An
Thứ tư, 23/08/2017 - 14:47
Thị trường giao nhận tại Việt Nam ngày càng sôi động với sự góp mặt của nhiều công ty nước ngoài từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Dịch vụ giao hàng lạnh (Cool TA-Q-BIN) của Yamoto. Ảnh: Yamoto Asia
Yamato, công ty logistics của Nhật Bản hôm qua công bố sẽ cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lạnh ở Việt Nam từ tháng sau. Ban đầu dịch vụ sẽ cung cấp cho các nhà hàng và doanh nghiệp sau đó hướng đến khách hàng là người tiêu dùng.
Trước đó, công ty này đã hợp tác với một công ty chuyển phát trong nước thành lập liên doanh Yamato 365 Express nhằm cung cấp dịch vụ chuyển hàng lạnh nhỏ lẻ ở thị trường Việt Nam.
Liên doanh này kỳ vọng sẽ xây dựng một mạng lưới giao nhận hàng thủy sản và nông sản từ nhiều tỉnh thành khác nhau như Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt tới TP.HCM từ đầu năm 2018 và mở rộng ra Hà Nội vào năm 2019. Đồng thời Yamto 365 sẽ hỗ trợ các công ty Nhật Bản phân phối sản phẩm tươi sống ở thị trường Việt Nam.
Thị trường giao nhận của Việt Nam đang sôi động với sự tham gia của một loạt những công ty cung cấp dịch vụ mới. Giaohangnhanh, một trong những công ty non trẻ nhưng đang dẫn đầu thị trường nhờ ứng dụng thân thiện với khách hàng.
Tuy vậy các dịch vụ chất lượng cao của Nhật Bản vẫn được khách hàng châu Á tin tưởng. Yamato 365 Express sẽ kết hợp giữa năng lực của công ty trong nước và kinh nghiệm trong mảng vận chuyển hàng lạnh nhỏ lẻ ở chất lượng cao của công ty Nhật Bản.
Việt Nam, trong các năm qua nổi lên nhà điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Nhật Bản, nhằm thay thế cơ sở sản xuất tại Trung Quốc và Thái Lan. Ngoài ra, với một thị trường tiêu thụ có dân số trên 90 triệu người, thu nhập đang tăng lên được kỳ vọng sẽ đẩy nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong các năm tới.
Nhóm dân số có thu nhập trung bình tăng lên, ý thức với việc ăn uống an toàn vệ sinh thực phẩm cũng thay đổi, và nhu cầu với hàng thực phẩm Nhật và nguyên liệu của Nhật Bản đang ngày được chú trọng ở Việt Nam.
Số lượng người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong vài năm qua và họ đang tăng cường mua sắm trực tuyến. Dù hầu hết người tiêu dùng Việt đang mua mỹ phẩm và đồ dùng nhưng sẽ đến lúc nhu cầu cho các sản phẩm như bánh kẹo và thực phẩm đông lạnh sẽ ra đời. Đây là cơ hội cho các công ty cung cấp dịch vụ giao hàng lạnh.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Việc tích hợp yếu tố khí hậu vào chiến lược kinh doanh ở mọi giai đoạn giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững cho tổ chức.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.