Nhiều địa phương tạm dừng đón khách du lịch để phòng ngừa dịch Covid-19
Nhiều điểm du lịch thông báo tạm dừng đón khách trong bối cảnh Việt Nam ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 là du khách nước ngoài.
Cuộc chiến chống sự lây lan của Covid-19 diễn ra trên mọi mặt trận khi Tổ chức Y tế thế giới công bố đây là đại dịch toàn cầu.
Đại dịch toàn cầu
Trong buổi họp báo cách đây vài tiếng, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã chính thức tuyên bố Covid-19 trở thành "đại dịch toàn cầu".
"WHO liên tục đánh giá sự bùng phát của dịch và chúng tôi quan ngại sâu sắc với tốc độ lây lan đáng báo động và mức độ nghiêm trọng cũng như mức độ thiếu hành động đến mức đáng báo động. Vì thế, chúng tôi có thể đánh giá rằng Covid-19 mang đặc điểm của một đại dịch", người đứng đầu WHO tuyên bố.
Theo đại diện WHO, từ trước đến nay chưa có đại dịch nào do vi rút corona gây ra và Covid-19 là đại dịch đầu tiên do vi rút corona khởi phát.
Ông Tedros cảnh báo thách thức với nhiều quốc gia trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng do thiếu khả năng, thiếu nguồn lực và thiếu sự cương quyết.
"Nếu các quốc gia đều tổ chức khám, xét nghiệm, chữa trị, cách ly, lần theo dấu vết và huy động người dân cùng ứng phó thì những nước có một vài ca nhiễm có thể ngăn ngừa nguy cơ lây lan thành nhóm và trong cộng đồng", ông Tedros nói.
Việt Nam ứng phó trên mọi mặt trận
Ở Việt Nam, sau 22 ngày không có ca nhiễm mới, trong sáu ngày qua đã phát hiện thêm 22 người nhiễm bệnh, trong đó 15 người nhập cảnh từ các nước có giao thương và lượng người qua lại với nước ta lớn.
Trước khi WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 11/3/2020 về việc tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
Trước diễn biến mới của dịch bệnh, để giảm thiểu tối đa lây lan, sẵn sàng và chủ động ngăn chặn, ứng phó với dịch bệnh trên diện rộng, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng của người dân, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các chỉ đạo; chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống.
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng cần tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân dân.
Kiểm soát chặt xuất nhập cảnh
Chỉ thị yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động, quyết liệt ngăn chặn, phát hiện nhanh và kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh (cả ở trong nước và xâm nhập từ nước ngoài); tổ chức cách ly hoặc giám sát người đã tiếp xúc với người bệnh theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; rà soát người nhập cảnh trong 14 ngày qua nhưng không thuộc diện cách ly tập trung, phát hiện kịp thời nguồn lây bệnh.
Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh. Cụ thể, tăng cường kiểm soát người nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không, trên bộ, hàng hải; lưu ý kiểm soát chặt chẽ việc nhập cảnh qua biên giới Tây Nam.
Đồng thời tạm dừng việc miễn thị thực đơn phương và hiệu lực giấy miễn thị thực đã cấp cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam tại các nước Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha.
Thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh Việt Nam theo quy định, quản lý thông tin khai báo chặt chẽ, hiệu quả và phát hiện sớm để thực hiện cách ly đối với những trường hợp đến từ hoặc đi qua vùng dịch; hạn chế tối đa các chuyến bay giữa Việt Nam đến các vùng có dịch và ngược lại (kể cả của các hãng hàng không nước ngoài).
Các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ hoạt động du lịch, bảo đảm an toàn; phối hợp với các bộ liên quan kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời nguy cơ lây nhiễm bệnh từ nước ngoài qua đường du lịch; tạm hoãn các đoàn đi công tác nước ngoài; trường hợp đặc biệt phải được Thủ tướng cho phép; khuyến cáo người dân không ra nước ngoài, nhất là đến các vùng có dịch.
Sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm việc cách ly và chuẩn bị sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng. Thực hiện các biện pháp cách ly phù hợp đối với tất cả các trường hợp nhập cảnh đến từ, đi qua vùng có dịch tại các cơ sở cách ly; thực hiện sàng lọc và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp đối với từng loại trường hợp tại các khu cách ly tập trung, không để lây chéo.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao kịp thời công bố danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch để áp dụng biện pháp cách ly tập trung đối với người nhập cảnh Việt Nam từ vùng dịch.
Các bộ gồm Quốc phòng; Công an; Y tế; Văn hóa, thể thao và du lịch; Lao động - thương binh và xã hội, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đẩy nhanh việc chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực để thực hiện việc cách ly; rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch cách ly trên diện rộng; có phương án huy động khách sạn, cơ sở lưu trú… làm nơi cách ly tập trung.
Bộ Khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp Bộ Y tế tiếp tục tập trung chỉ đạo nghiên cứu phương thức phòng, chống, phác đồ điều trị, vắc xin phòng bệnh Covid-19; sớm đưa bộ Kit thử vào sử dụng. Bộ Y tế cần sẵn sàng ứng phó trong trường hợp dịch lây lan trên diện rộng.
Tiếp tục thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về diễn biến dịch tại Việt Nam, về các trường hợp thuộc đối tượng cách ly tập trung hoặc giám sát y tế, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng theo đúng quy định; chú trọng đưa tin có chọn lọc nhằm ổn định xã hội.
Xử lý nghiêm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, gây hoang mang dư luận, mất ổn định xã hội và các hành vi găm hàng, tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Tư pháp đề xuất các hình thức xử lý nghiêm khắc, đủ sức răn đe; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm về khai báo y tế, không chấp hành cách ly.
Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ động, tập trung chỉ đạo công tác phòng chống dịch coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân không thực hiện nghiêm túc chức trách, nhiệm vụ trong phòng, chống dịch bệnh.
Hạn chế tổ chức cuộc họp, sự kiện và hoạt động tập trung đông người; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; hướng dẫn, khuyến khích người dân tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Cấp ủy, chính quyền cơ sở, nhất là phường, xã... tập trung rà soát phát hiện nhanh nhất các trường hợp nghi nhiễm bệnh.
Các cơ quan nhà nước theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện nghiêm việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thủ tướng đề nghị Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể phối hợp với các cấp chính quyền nhất là chính quyền cơ sở trong việc vận động nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; nghiêm túc thực hiện việc cách ly, giám sát y tế, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm; phát động toàn dân nâng cao ý thức và tăng cường các hoạt động tự bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp cụ thể, hữu hiệu để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Chỉ thị số 11 ngày 04/3/2020 của Thủ tướng.
Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, đến tối ngày 11/3, thế giới ghi nhận 121.315 người nhiễm virus Corona; 4.375 người tử vong. Nhiều nước châu Âu có số người nhiễm tăng nhanh như Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức.
Đặc biệt, số ca nhiễm ở Ý hiện hơn 10.000 ca, biến nước này thành vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Hàn Quốc hôm nay ghi nhận số ca nhiễm vi rút Corona tăng mạnh trở lại sau 5 ngày giảm liên tiếp, đưa tổng số người nhiễm lên 7.755 ca, trong đó có 60 người chết do xuất hiện các cụm lây nhiễm mới.
Còn Việt Nam ghi nhận 38 người nhiễm nCoV, trong đó 16 người đã khỏi, 22 người mới phát hiện trong sáu ngày qua. Khoảng 34.600 người đã được cách ly trong doanh trại quân đội và các địa phương; trong đó 13.500 người đã hết thời gian cách ly (14 ngày), được cấp giấy chứng nhận, trở về nhà.
Nhiều điểm du lịch thông báo tạm dừng đón khách trong bối cảnh Việt Nam ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19 là du khách nước ngoài.
Tuỳ vào đặc thù loại hình doanh nghiệp, lãnh đạo các công ty đã lựa chọn cách thức vận hành trong mùa dịch Covid-19. Trong đó, hình thức làm việc từ xa đang dần trở nên phổ biến.
Thị trường ẩm thực tại Việt Nam vốn đã cho thấy những dấu hiệu giảm tốc, nay lại thêm tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến nhiều cá nhân, cửa hàng, thậm chí cả chuỗi F&B cũng phải tạm đóng cửa, trả lại mặt bằng, nhượng quán.
Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ đề xuất gia hạn năm tháng tiền thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.