Doanh nghiệp làm gì để tồn tại trước cú sốc Covid-19 thứ hai?
"Covid-19 là một phép thử với câu hỏi trong tình huống tệ nhất, doanh nghiệp có thể làm gì để tồn tại phát triển, tăng trưởng đột phá”.
Vùng đất mới dành cho tất cả doanh nghiệp, từ những công ty có nguồn lực phù hợp với nền kinh tế ít chạm đến những công ty cần phải vượt qua nhu cầu sinh tồn và những tay chơi mới mang công nghệ khai phá thị trường.
Khi có bất kỳ thay đổi nào thì thông thường chúng ta có 3 giai đoạn phản ứng gồm Từ chối, phản kháng; Chấp nhận; Tận dụng.
Trạng thái bình thường mới là trạng thái không thể đảo ngược nhưng có rất nhiều doanh nghiệp không chấp nhận sự thật này. Họ vẫn kỳ vọng rằng đại dịch sẽ biến mất và mọi chuyện sẽ trở lại như xưa gồm thị trường như cũ, khách hàng như cũ, kinh doanh như cũ, chỉ xem như bị mất một khoảng thời gian mà thôi.
Tất cả những gì họ làm là các giải pháp đối phó với hy vọng ngày xưa cũ tốt đẹp sẽ trở lại. Họ từ chối hiểu rằng thế giới sẽ không như trước nữa. Cho đến khi họ chấp nhận sự thật không thể đảo ngược và bắt đầu suy nghĩ cách tận dụng những cơ hội mà sự đổi thay mang lại.
Trong khi đó, những công ty thành công là những người biết tận dụng cơ hội trong trạng thái bình thường mới rất sớm. Họ nhanh chóng bắt tay hành động với kịch bản đại dịch Covid-19 sẽ không kết thúc sớm. Vậy còn đường đi sắp tới của doanh nghiệp bạn sẽ như thế nào?
Thay vì than vắn thở dài hãy hoạch địch con đường phát triển của mình trong nền kinh tế ít chạm bằng 3 bước với các câu hỏi sau:
Đầu tiên, đánh giá tác động: Nền kinh tế ít chạm là gì và nó sẽ tác động đến ngành và việc kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? Thị trường, khách hàng, lực lượng lao động và doanh nghiệp của bạn sẽ thay đổi tổng thể như thế nào trong trung và dài hạn?
Thứ hai, xây dựng chiến lược phát triển: Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn có thể phát triển và vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Những quy tắc mới của phát triển là gì? Doanh nghiệp nên tập trung đầu tư những gì và như thế nào?
Thứ ba, tấn công: Đâu là những cơ hội kinh doanh ngắn hạn và dài hạn được hình thành bởi các hành vi mới và mong đợi của khách hàng? Chiến lược tăng trưởng ngoại sinh để làm cho công ty mạnh hơn là gì? Những công ty chậm trễ trong việc chuyển đổi số là miếng mồi ngon để bị thâu tóm!
Để đánh giá tác động, điều đầu tiên cần làm là đánh giá mức độ ảnh hưởng doanh thu. Có 4 nhóm khác nhau tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng doanh thu.
Nhóm tăng trưởng nhờ vào nhu cầu tăng cao như e- commerce hay an toàn vệ sinh, hàng tiêu dùng thiết yếu.
Nhóm doanh thu giảm nhẹ từ 0 đến 15% như hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Nhóm doanh thu giảm nhiều từ 15% đến 50% như dầu khí.
Nhóm khủng hoảng khi doanh thu giảm trên 50% như du lịch, hàng không.
Kế đến doanh nghiệp đặt mình vào 3 kịch bản phục hồi khác nhau của nền kinh tế: chữ U, V, L. Theo các kịch bản phục hồi khác nhau, doanh nghiệp có thể vạch ra các chiến lược khác nhau như trong ma trận chiến lược do Board of Innovation đề xuất.
Các công ty tăng trưởng nhờ đại dịch Covid -19 có thể theo đuổi các chiến lược sau: lướt ván, tăng trưởng, chiếm thị phần. Các công ty bị ảnh hưởng nhẹ có thể theo đuổi các chiến lược sau: duy trì, phòng thủ, cải thiện, phát triển.
Các chiến lược cho công ty bị ảnh hưởng nhiều: tồn tại, chuyển đổi, sáng tạo, phát triển ngoại sinh, thoái vốn, tái tạo lại hoặc rời bỏ. Đối với các công ty khủng hoảng thì chiến lược có thể là đóng băng, chuyển đổi, sáng tạo, phát triển ngoại sinh, thoái vốn, sinh tồn, từ bỏ.
Cơ hội đi vào vùng đất mới
Hành vi thay đổi, các quy định, luật lệ mới, sự gia tăng sử dụng công nghệ là mảnh đất màu mỡ cho những bộ óc sáng tạo, mở ra vùng đất mới trên thương trường.
Đối với các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng và khủng hoảng trong dịch Covid-19 thì tương lai của họ phụ thuộc vào khả năng tìm kiếm vùng đất mới là những cơ hội phát triển mới. Câu hỏi đặt ra là vùng đất mới có thể tìm kiếm ở đâu? Có 5 lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm để chuyển dịch sang vùng đất mới.
Dịch chuyển ngành: Chuỗi cung ứng và chuỗi phân phối bị chẻ nhỏ mang đến cơ hội cho những ngành dịch vụ hậu cần gần, những công ty công nghệ số sẽ nhảy vào thị trường tạo cơ hội hợp tác mới.
Các quy định mới: Về bảo đảm an toàn y tế, bảo hiểm, trợ cấp xã hội... mở đường cho làn sóng sử dụng các dịch vụ digital từ xa như đánh giá rủi ro, dịch vụ xác thực, công cụ chẩn đoán.
Hành vi tiêu dùng thay đổi: Khi hành vi thay đổi, người tiêu dùng bắt đầu sử dụng sác sản phẩm và dịch vụ mới. Khi thị trường đạt đến độ lớn nhất định thì xuất hiện các thị trường ngách. Ví dụ ứng dụng Zoom dùng để hẹn hò, chăm sóc sức khỏe.
Thay đổi xã hội: Cơ hội lớn nhất sẽ liên quan đến y tế, chăm sóc người già, tăng cường giám sát từ xa.
Nguồn lực mới và công nghệ mới bao gồm các công nghệ y tế, công cụ giám sát từ xa, mô phỏng dữ liệu.
Vùng đất mới dành cho tất cả doanh nghiệp, từ những công ty có nguồn lực phù hợp với nền kinh tế ít chạm đến những công ty cần phải vượt qua nhu cầu sinh tồn và những tay chơi mới mang công nghệ khai phá thị trường. Vùng đất mới luôn hứa hẹn nhiều tiềm năng nhưng không kém chông gai thử thách. Doanh nghiệp bạn đã sẵn sàng dấn thân vào vùng đất mới hay vẫn còn tiếc nuối ngày xưa cũ?
"Covid-19 là một phép thử với câu hỏi trong tình huống tệ nhất, doanh nghiệp có thể làm gì để tồn tại phát triển, tăng trưởng đột phá”.
Chuyên gia Ngân hàng thế giới cho rằng có hai yếu tố giúp Việt Nam có vị thế tốt để thoát khỏi bẫy kinh tế của Covid-19.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, những "cú bắt tay" giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay là rất cần thiết.
Thuật ngữ “kinh tế ít chạm” mô tả cách thức vận hành của thị trường do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.