Tiêu điểm
Đa số mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm mạnh trong 2 tháng qua
Trong 34 mặt hàng chủ lực mà Tổng cục Thống kê đưa ra, 23 mặt hàng ghi nhận kim ngạch xuất khẩu 2 tháng qua giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó phải kể tới mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ giảm 35%; thủy sản giàm 33%; dệt may giảm 22%...
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 2 tháng qua ước đạt 96,06 tỷ USD, giảm 13,2% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại ước tính xuất siêu 2,82 tỷ USD, theo Tổng cục Thống kê.
Riêng xuất khẩu 2 tháng qua ước đạt 49,44 tỷ USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 11,52 tỷ USD, giảm 21%; khu vực vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 37,92 tỷ USD, giảm 6,6%.
Từ đầu năm đến nay có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Trong đó, điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng khác là 3 mặt hàng xuất khẩu đã đạt 5 tỷ USD.
So với cùng kỳ năm trước, 2 tháng qua chỉ có 11 mặt hàng tăng trưởng. Trong đó, sắn và sản phẩm sắn tăng mạnh nhất với 32,7%; tiếp đến là rau quả (tăng 17,8%); giấy và các sản phẩm từ giấy (17%).
Cùng với đó, 3 mặt hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh nhất gồm xơ, sợi dệt các loại (giảm 36%); sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ (36%); gỗ và sản phẩm gỗ (34,8%).
Mặt khác, kim ngạch nhập khẩu 2 tháng qua ước đạt 46,62 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước giảm 17,3%, chiếm 32,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,3%, chiếm 67,4%.
Trong tháng này có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên, chiếm tỷ trọng 69% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Xét về tốc độ tăng trưởng, lượng dầu thô nhập khẩu gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là khí đốt hóa lỏng, ô tô nguyên chiếc và xăng dầu.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng giảm nhập khẩu mạnh nhất ở các mặt hàng phân bón (giảm 66%); điện thoại và linh kiện; cao su; bông.
Được biết, việc xuất khẩu một số ngành chủ lực của Việt Nam như dệt may, gỗ... sẽ chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm nhu cầu tại các thị trường như Mỹ, EU và thậm chí cả Trung Quốc đã được các công ty phân tích dự báo trước đó.
Đơn cử, Công ty Chứng khoán VNDirect nhận định với ngành dệt may, từ tháng 7 đến nay, các đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam đã giảm do nhu cầu tiêu thụ yếu, lượng hàng tồn kho tại các nhà bán lẻ lớn của Mỹ như Adidas, Nike tăng mạnh 44% và 35% so với cùng kỳ năm 2021.
Cùng với nhu cầu đi xuống, giá dầu và bông chững lại đã góp phần đưa giá nguyên liệu đầu vào như sợi cotton, sợi polyester sẽ giảm 1-3% vào năm 2023. Tuy nhiên trong bối cảnh lạm phát, các công ty dệt may có thể sẽ chuyển hướng sản xuất sang các mặt hàng có giá trị thấp khiến biên lợi nhuận của các công ty giảm.
VNDirect kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa trở lại vào năm 2023 có thể là một chất xúc tác cho sự phục hồi của ngành dệt may bởi Trung Quốc là nhà nhập khẩu sợi chính của Việt Nam, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu.
Ngoài ra, triển vọng xuất khẩu dệt may sang EU sẽ sáng sủa hơn từ quý III/2023 do các sản phẩm dệt may được giảm thuế nhập khẩu nhờ EVFTA. Các loại hàng may mặc bao gồm B3, B5, B7 sẽ được giảm thuế xuất khẩu 2- 4% vào năm 2023.
Trong báo cáo vào giữa tháng 12/2022, HSBC cũng đã đưa ra cảnh báo thời kỳ xuất khẩu "ngủ đông" của Việt Nam đang tới. Nhiều dấu hiệu cho thấy đã đến lúc ngành xuất khẩu của Việt Nam cần chuẩn bị cho một đoạn đường không mấy bằng phẳng.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhiều thuận lợi nhưng thiếu vốn
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo: Nhiều thuận lợi nhưng thiếu vốn
Có nhiều cơ hội từ thị trường quốc tế, tuy nhiên, doanh nghiệp xuất khẩu gạo rơi vào tình trạng "thế chấp hết tài sản cũng không đủ tiền nhập hàng".
Dự báo xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm tốc
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mực, bạch tuộc trong năm 2023 dự báo sẽ không cao như năm 2022, do doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với hàng loạt thách thức.
Thấu hiểu thị trường xuất khẩu
Hành vi của người tiêu dùng các nước không ngừng thay đổi theo những xu hướng mới của thời đại mà nổi bật trong đó là phát triền bền vững, những nhu cầu mới hình thành, cuộc cạnh tranh về giá và chất lượng đang diễn ra khốc liệt,... là những yếu tố mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần nắm được để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng giảm hơn 30% trong tháng 1
Xơ, sợi dệt các loại; sắt thép và xi măng là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm sâu nhất với hơn 44% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 1 chỉ ghi nhận 7 mặt hàng tăng trưởng xuất khẩu.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.