Leader talk
Đặc khu kinh tế: Cần thiết kế cơ chế hành chính vì kinh tế chứ không phải ngược lại
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, đặc khu kinh tế thực chất chỉ là nhằm tạo ra khu kinh tế đặc biệt, chứ không phải nhằm tạo ra khu hành chính đặc biệt.

Dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) của Việt Nam hiện vẫn đang được thảo luận, lấy ý kiến với nhiều thay đổi lớn so với dự thảo đầu tiên liên quan đến chính sách ưu tiên, ưu đãi, mô hình tổ chức bộ máy chính quyền và hệ thống chính trị trong đặc khu tương lai.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Ủy viên ban chấp hành Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Công ty Luật Basico, việc xây dựng mô hình thể chế cho các đặc khu kinh tế cần phải xem xét 6 nhóm vấn đề như sau:
Thứ nhất, về mục tiêu tổng quát, dự thảo luật xây dựng đặc khu kinh tế phải đặt ra mục tiêu đột phá phát triền gấp hàng chục lần so với các khu vực không có đặc khu. Nếu chỉ tập trung vào việc tạo ra ưu đãi về tiền thuế, đất, tài nguyên thì chỉ là sự dịch chuyển kinh tế chứ không phải là tạo ra sự phát triển kinh tế.
Đặc khu khu kinh tế cần có môi trường kinh doanh tự do, thông thoáng về chính quyền, thủ tục hành chính và giải quyết tranh chấp, để phát triển mạnh kinh tế, tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ, nhằm thu được nhiều thuế; chứ không thể là nơi dịch chuyển lợi ích từ địa bàn khác về do được giảm nghĩa vụ tài chính, tức giảm tiền đóng góp cho ngân sách ở nơi khác, cách khác để tăng thu ngân sách cho đặc khu.
Cần phải tránh tình trạng thành công hay thất bại của ba đặc khu là do sự chuyển công ty, chuyển nhà ở, chuyển nơi làm việc đồng thời do tự thân và xu thế phát triển của địa bàn đó chứ không phải do tạo ra năng suất, sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, giá trị tốt hơn, cao hơn, nhiều hơn.
Thứ hai, về yêu cầu, đòi hỏi: Đặc khu kinh tế hành chính đặc biệt thực chất chỉ là nhằm tạo ra khu kinh tế đặc biệt, chứ không phải nhằm tạo ra khu hành chính đặc biệt. Sự đặc biệt của hành chỉnh chỉ nhằm phục vụ cho sự đặc biệt về kinh tế, chứ không có mục đích tự thân.
Vì vậy, cần thiết kế cơ chế hành chính vì kinh tế chứ không phải là ngược lại. Do đó chỉ cần gọi là đặc khu kinh tế thay vì gọi là đặc khu kinh tế, hành chính.
'Đặc khu kinh tế không nên chiều nhà đầu tư ưu đãi quá cao bằng mọi giá'
Thứ ba, chính quyền địa phương tại các đặc khu cần áp dụng cơ chế hành chính đặc biệt để tạo ra môi trường kinh doanh đặc biệt nhằm tạo ra kết quả kinh tế đặc biệt, thay vì áp dụng cơ chế kinh tế đặc biệt này để tạo ra kết quả kinh tế đặc biệt khác.
Đặc khu cần cân nhắc áp dụng một trong hai cơ chế sau: Thứ nhất, nếu có Hội đồng nhân dân (HĐND), thì không có Uỷ ban nhân dân (UBND) mà chỉ có thị trưởng; chế độ thủ trưởng lãnh đạo thay vì UBNDvới chế độ tập thể lãnh đạo. Thứ hai, nếu có UBND, thì không có HĐND.
Điều này sẽ dẫn đến việc Hiến pháp lại phải sửa; nhưng nếu không như vậy thì mô hình sẽ không đáng gọi là đặc khu.
Thứ tư, bộ máy hành chính, quản lý nhà nước tại các đặc khu dù có hay không có HĐND và UBND thì cũng chỉ nên có một đầu mối cơ quan hành chính quản lý nhà nước thay vì 5 - 7 cơ quan như dự thảo đề ra và cũng tương tự như đối với các huyện thị hiện hành.
Cần coi đặc khu kiểu giống như một khu công nghiệp hay khu chế xuất, chỉ có một ban quản lý khu công nghiệp. Đồng thời, nó không chỉ là các chính sách miễn giảm hay cơ chế ưu đãi như đối một khu công nghiệp.
Thứ năm, về đoàn thể và chính trị, cần phải chấp nhận đặc khu có sự đặc biệt cả về tổ chức hệ thống chính trị, chứ không chỉ có sự đặc biệt về kinh tế và hành chính.
Chẳng hạn, đặc khu cần không có cán bộ, chỉ có công chức, tập trung gần như toàn bộ vào phát triển kinh tế, không tổ chức các cơ quan, đoàn thể đầy đủ ban bệ như các cấp chính quyền khác.
Thứ sáu, về tranh chấp và toà án, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế, dân sự và hành chính một cách nhanh chóng, đơn giản, hiệu quả hơn và phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế. Chẳng hạn, mở rộng thủ tục xét xử rút gọn; hay Hội đồng xét xử cần cơ chế 1 hoặc 3 thẩm phán chuyên nghiệp thay cho cơ chế hội thẩm nhân dân thông thường.
(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả: Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC.
4 nguyên nhân khiến các nhà đầu tư cá mập ngoại ít để ý đến đặc khu của Việt Nam
Người Mỹ từng đến Quảng Ninh đặt vấn đề đặc khu kinh tế, nhưng sớm rời đi vì 4 câu hỏi
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, năm 2013, một đoàn nhà đầu tư Mỹ bay chuyên cơ sang Quảng Ninh muốn tham gia vào đặc khu kinh tế.
'Đặc khu kinh tế không nên chiều nhà đầu tư ưu đãi quá cao bằng mọi giá'
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Uỷ viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, hình thức ưu đãi tại các đặc khu kinh tế không chỉ là thuế, phí, đất đai, nếu quá chú trọng đến các ưu đãi này, sẽ khiến hụt thu ngân sách, trong khi đó hiệu quả lại không như mong đợi.
Chuyên gia World Bank: Không nên dùng quá nhiều ưu đãi thuế trong các đặc khu kinh tế
Theo ông Sebastian Eckardt, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, các đặc khu kinh tế tương lai như Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc phải trở thành công cụ chủ chốt để đổi mới chính sách, cải cách kinh tế, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa kinh tế.
Giá đất đặc khu kinh tế tăng 100 lần chỉ sau 2 năm, có nên cấm giao dịch hay không?
Phó chủ tịch Tập đoàn CENGroup tiết lộ, giá đất tại Bắc Vân Phong đã tăng hơn 100 lần trong 2 năm qua.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.